III. NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆTHỐNG PHANH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
2. Phanh ăn đột ngột:
Khi phanh mà ăn không từ từ mà ăn đột ngột có thể do các nguyên nhân sau: a/ Lò xo kép guốc phanh bị gẫy:
Nếu lò xo guốc phanh bị gẫy thì các guốc phanh luôn ở trạng thái doãng mặc dù không ép vào trống phanh. Khi đó ta đạp bàn đạp phanh thì các guốc phanh ép tức thì vào trống phanh nên gây ra hiện tượng phanh đột ngột.
Khi có hiện tượng này thì cần tháo cơ cấu phanh bánh xe ra và thay là xo mới.
b/ Má phanh bị gãy:
Má phanh khi làm việc chịu các lực ma sát lơn do vậy mà khi các đinh tán không chặt hay là để quá mòn thì sẽ bị gãy trên má phanh có các vết nứt hay các mảnh vỡ cong lại trongcơ cấy nên khi phanh gây hiện tượng kẹt phanh.
Khi gặp hiện tượng này thì nên thay má phanh mới và chú ý khi thay má phanh mới nên thay cả 2 má phanh của một cơ cấy phanh bánh xe vì như thế sec có sự hao mòn đều khi làm việc và tăng hiệu quả phanh.
c/ Hành trình bàn đạp không đúng quy định:
Khi hành trình bàn đạp không trong giới hanh cho phép thì khi phanh sẽ bị giật.
Để khắc phục hiện tượng này thì điều chỉnh lại hành trình bàn đạp đúng tiêu chuẩn bằng cách như sau:
- Rút chốt ra khỏi càng nối và lấy ra khỏi cần của tổng phanh sau đó nới lỏng đai ốc hãm và quay càng để thay đổi chiều dài của thanh kéo tiếp theo nối thanh kéo với đòn gánh của tổng van phanh rồi kiểm tra lại trị số của hành trình tự do.nếu nằm trong giới hạn cho phép thì phải hãm lại bằng chốt trẻ nếu không đúng qui định thì lại điều chỉnh lại.
d/ Khe hở của má phanh và trống phanh không đúng quy định:
Khi khe hở giữa má phanh và trống phanh bị nhỏ quá so với quy định thì khi phanh xe lại sẽ bị giật do quá trình tác dụng của hệ thống phanh nhanh, một nguyên nhân nữa đó là có thể có hiện tượng tự phanh xe lại khi không tác dụng vào bàn đạp.
Để khắc phục thì cần chỉnh lại khe hở giữa má phanh và trống phanh cho đúng.