Trong khi sử dụng hệ thống phanh cũng như hệ thống nào trên xe ô tô thì không nên đột ngột tác dụng lực vào hệ thống. Hệ thống phanh cũng như vậy
không nên tác dụng đột ngột lên phanh chân hay phanh tay làm cho xe bị giật và làm cho bị lết bánh xe dẫn đến mòn lốp không đều và hiệu quả phanh không cao. Do đặc điểm hệ thống phanh là dẫn động bằng khí nén và dòng khì có áp suất cao là do máy nén khí cung cấp do vậy mà khi xuống dốc hay trong trưòng hợp nào đó không được phép tắt máy vì như vậy thì sẽ làm cho máy nén khí không làm việc đồng thời làm cho toàn bộ hệ thống dẫn động khí nén ngừng làm việc gây tụt áp suất khí nén trong bình khí nén gây hậu quả khôn lường. Khi xe bị hỏng cần kéo xe bằng cáp cứng và lúc đó hệ thống phanh không làm việc được.
Trong quá trình sử dụng, để dảm bảo an toàn cho người và phương tiện, nâng cao hiệu quả sử dụng của các cụm chi tiết, tổng thành cần chú ý những vấn đề sau:
Tạo thói quen kiểm tra hệ thống phanh hàng ngày trước khi nên xe bằng cách: đạp ban đạp phanh vài lần để kiểm tra áp suất dầu. Kéo phanh tay nên xuống vài lần và nhả ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu thấy có gì bất thường phải đưa xe di kiểm tra lại ngay.
Thay dầu phanh: dầu phanh sử dụng lâu ngày sẽ bị biến cứng làm giảm hiệu quả phanh. Vì vậy cần phải thay dầu phanh đúng thời hạn quy định của nhà sản xuất, thông thường là hai năm một lần.
Làm vệ sinh hệ thống phanh: Tuỳ thuộc vào tần suất đi lại và tính chất đoạn đường của người sử dụng.
Kiểm tra độ cong vênh của bộ phanh định kỳ mỗi năm một lần.
Ở việt nam tình trạng môi trường giao thông xấu thì việc bảo dưỡng định kì cho phanh rất quan trọng. Thực hiện đúng định kỳ và đầy đủ nội dung trong phiếu bảo dưỡng.
Không giật mạnh phanh tay khi xe chưa dừng hẳn gây nguy hiểm.
Khi bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống phanh tuyệt đối không để dính dầu phanh vào mắt và da thịt vì trong dầu phanh có các hoá chất ảnh hưởng tới sức khoẻ và hệ tiêu hoá của con người.