Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của một số giống, m ẫu giống hoa hiên

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại gia lâm – hà nội (Trang 71)

màu trắng (gồm trắng, trắng xanh), màu nâu (gồm nâu, nâu đen), màu tắm (tắm, tắm than, tắm đậm), màu xám (xám, xám nhạt, xám nâu), màu vàng hay màu xanh lam. Một số giống, mẫu giống bao phấn còn có sọc ở lưng. Bao phấn ở các giống chủ yếu có dạng hình thận, một số ắt có dạng mũi tên, có phần lưng nằm trên đỉnh chỉ nhị và nứt theo chiều dọc.

Theo quan sát của chúng tôi, các giống, mẫu giống hoa hiên đều có đặc

điểm nhị chắn trước nhụy, mặt khác vòi nhụy cũng dài hơn chỉ nhị. Những đặc

điểm này là phù hợp với xu hướng giao phấn của cây.

3.1.4. Thi gian qua các giai đon sinh trưởng phát trin ca mt s giống, mu ging hoa hiên mu ging hoa hiên

Hoa hiên là cây lưu niên, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng diễn ra có quy luật theo mùa trong năm. Hoa hiên có 3 loại hình sinh trưởng thường được gọi là ngủ nghỉ, bán thường xanh và thường xanh. Loại hình ngủ

nghỉ sẽ rụng lá vào mùa đông, tiếp tục sinh trưởng vào mùa xuân khi nhiệt độ

ngày trở nên đủ ấm để hỗ trợ sinh trưởng và ngừng sinh trưởng vào mùa thu khi ngày ngắn và nhiệt độ lạnh. Hoạt động ngủ nghỉ của hoa hiên có thể xảy ra do độ

dài ngày ngắn hoặc nhiệt độ thấp. Loại hình hoa hiên thường xanh phát triển trong suốt cả năm, tiếp tục duy trì bộ lá màu xanh trong suốt cả mùa đông khi nhiệt độ môi trường không xuống quá thấp. Đối với giống bán thường xanh, hoạt

động sinh trưởng thường được quyết định bởi điều kiện môi trường hiện tại. Hoa hiên ra hoa vào mùa hè, nở rộ vào khoảng từ tháng 5 đến giữa tháng 6. Tùy theo điều kiện khắ hậu từng vùng sinh thái và yếu tố nội lực của mỗi giống hoa hiên mà thời gian ra hoa sẽ khác nhau. Khảo nghiệm 25 mẫu giống hoa hiên nhập nội và Việt Nam tại Gia Lâm Ờ Hà Nội chúng tôi thu được kết quả sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CK0 C2 C3 C4 C6 C9 C10 C14 C20 C22 C24 C25 C27 NB C12 C15 C21 C23 C28 C29 C30 3 C11 C19 C26 M u g i n g Tháng ngủ nghỉ ra hoa sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Trong 25 giống/mẫu giống hoa hiên nghiên cứu có 7 giống, mẫu giống C26, C21, NB, C27, C6, C3, CK0 là ngủ nghỉ hoàn toàn trong màu đông năm 2014: cây rụng hết lá từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau; sang tháng 2 hoặc tháng 2 cây nhú mầm mới và tiếp tục mùa sinh trưởng tiếp theo. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2015 thì các mẫu giống này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, ngược lại vẫn tiếp tục duy trì bộ lá xanh và tăng trưởng chiều cao cây (theo như số liệu thu được trong bảng 4.3). Các giống/mẫu giống còn lại vẫn duy trì được bộ lá màu xanh qua trong suốt mùa

đông. Dựa vào kết quả nghiên cứu này chúng tôi vẫn chưa thể phân loại được loại hình sinh trưởng của các giống/mẫu giống nghiên cứu, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo.

Trong thời gian nghiên cứu có 22/25 giống, mẫu giống ra hoa, các mẫu giống không ra hoa bao gồm C23, C25 và C22. Các giống/mẫu giống C30, C28, C12, C14 và C3 ra hoa khá sớm, mùa hoa bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 3. Mẫu giống C29 và C21 ra hoa muộn nhất (cuối tháng 4 đến đầu tháng 5). Các giống, mẫu giống còn lại ra hoa từđầu đến giữa tháng 4.

Tuy ra hoa sớm nhưng các mẫu giống C30, C28, C14, C3 có thời gian ra hoa khá ngắn, chỉ kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Các mẫu giống NB, C26, C37, C10, C6, CK0 cũng có thời gian ra hoa tương đối ngắn. Đặc biệt C29 có thời gian ra hoa ngắn nhất, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Các mẫu giống C19, C11, C24, C20 có thời gian ra hoa dài, có thể kéo dài trong khoảng 3 tháng.

Ba giống, mẫu giống C22, C23 và C25 không ra hoa. Theo kinh nghiêm của một số chuyên gia thì mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của các giống hoa hiên. Tuy nhiên mật độ trồng của ba mẫu giống này so với các mẫu giống còn lại không có sự chênh lệch nhiều. Vì vậy nguyên nhân ba mẫu giống C22, C23, C25 không ra hoa là do mật độ trồng hay do điều kiện khắ hậu không phù hợp vẫn còn chưa xác định, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm.

Dựa vào biểu đồ thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các

giống/mẫu giống hoa hiên có thể lên kế hoạch lựa chọn, sử dụng các giống/mẫu giống hoa hiên phù hợp để trang trắ cảnh quan ở Hà Nội và các vùng phụ cận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên chúng tôi nhận thấy các giống, mẫu giống đều thắch hợp phát triển ngoài sản xuất, các giống, mẫu giống thấp cây có thể sử dụng làm hoa trồng chậu hoặc trồng thảm, các giống, mẫu giống có chiều cao cây trung bình hoặc cao cây có thể sử dụng trồng thành dải hoặc thành bụi trong vườn, trên các lối đi và hành lang giao thông. Tất cả các giống hoa hiên nhập nội có sự đa dạng về chiều cao cây, màu sắc hoa, kắch thước hoa, hình dạng hoa, Ầ nên có thể sử dụng làm vật liệu trong lai tạo giống mới. Các mẫu giống hoa hiên Việt Nam có màu sắc hoa đơn điệu, chưa có sự đa dạng về kiểu hình nhưng có khả năng sinh trưởng tốt nên có thể sử dụng làm mẹ trong lai tạo giống mới.

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại gia lâm – hà nội (Trang 71)