Ở Việt Nam hoa được biết đến chủ yếu với công dụng làm thuốc. Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh, dùng lá, rễ và nụ làm thuốc. Hiện nay, người ta thường dùng hoa hiên dưới dạng hoa khô có thể bảo quản và sử dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 trong thời gian dài. Giá bán hoa hiên khô Đà Lạt của công ty Thương mại Thảo dược Việt là 400.000 VNĐ/kg.
Gần đây việc sử dụng hoa hiên trong trang trắ cảnh quan đang dần được quan tâm bởi hoa hiên nở vào mùa hè mà trong thời gian này số lượng và chủng loại hoa trang trắ trên thị trường kém phong phú, hoa hiên có nhiều ưu điểm so với các loài hoa khác như: thời gian nở hoa khá dài tập trung chủ yếu vào hè, số lượng hoa/ngồng từ 6-12 hoặc hơn. (Nguyễn ThịĐỏ, 2007) (Phạm Hoàng Hộ, 2003)
Trong nhiều năm trở lại đây, hoa hiên được trồng làm cảnh ở những nơi có khắ hậu mát, ẩm như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng). Người ta thường trồng hoa hiên bằng gốc sau khi đã lấy củ. Ở Hà Nội, khu đô thị Ciputra - Nam Thăng Long và khu đô thịĐặng Xá - Gia Lâm trong 3 năm trở lại đây đã triển khai sử dụng hoa hiên trong trang trắ cảnh quan. Hoa hiên được trồng trên các dải phân cách lớn hoặc trồng thành thảm hoa trang trắ, kết hợp với các loại cây trồng tạo thành một cảnh quan hài hòa trong tổng thể. Chủ yếu sử dụng giống hoa hiên màu vàng của Việt Nam. Tuy đã có sử dụng hoa hiên trong trang trắ, nhưng diện tắch ở cả hai khu đô thị còn khá khiêm tốn. Tại khu đô thị Đặng Xá diện tắch này chỉ ở vào khoảng 13-15 m2, ở khu đô thị
Ciputra diện tắch lớn hơn, khoảng 20-25 m2. Một trong những lý do làm cho việc sử dụng hoa hiên trong trang trắ còn hạn chế là vì nguồn giống hoa hiên ở nước ta còn ắt, số loài còn hạn hẹp. Mặt khác màu sắc hoa chưa đa dạng, giống phổ
biến chỉ có loại màu vàng cơ bản. Một vài năm gần đây hoa hiên cũng có mặt nhiều hơn trong các hộ gia đình, nhất là các dịp gần tết. (Trần Thị Thơm, 2014)