Những vấn đề cần hoàn thiện trong hoạt động của thanhtra chuyên ngành

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành (Trang 83)

 Thứ nhất, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Cục thuộc Tổng cục, Chi cục thuộc Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP “nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể”. Việc trao thẩm quyền quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có điểm hợp lý, bởi lẽ đây là những cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, việc trao thẩm quyền quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cũng có thể dẫn đến tình trạng mỗi bộ quy định theo một cách khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, nếu không muốn quy định quá chi tiết, khi trao quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP cần nêu rõ yêu cầu phải căn cứ

vào các quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành theo Nghị định này để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

 Thứ hai, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, nếu cần thiết có thể có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 12, Nghị Định 07/2012/NĐ/CP quy định về tiêu chuẩn của người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cụ thể như sau:

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

- Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

- Có nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).

Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.

Việc quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xuất phát từ bản chất và đặc điểm của hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ mang lại hiệu quả khi bản thân người tiến hành hoạt động thanh tra phải là người hiểu rõ và thấu đáo nhất những quy định của pháp luật thanh tra chuyên ngành. Do đó, chức năng thanh tra chuyên ngành được giao cho chính các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực và nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cụ thể được giao cho chính những công chức làm việc trong các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực đó.

Với cách đặt vấn đề như vậy, có thể hiểu bất cứ công chức nào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đều có thể thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc đặt ra các điều kiện đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phần nào đã hạn chế sự tham gia của công

chức thuộc cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực tham gia vào hoạt động thanh tra chuyên ngành.

 Thứ ba, cần quy định rõ hơn về vấn đề thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra lại chỉ áp dụng đối với Đoàn thanh tra chuyên ngành hay có thể áp dụng cả với hoạt động thanh tra độc lập của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành độc lập.

Nghị định 86/NĐ-CP/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 quy định về những căn cứ thanh tra lại tại Điều 48 như sau:

Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây: - Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra. - Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.

- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Vi phạm của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành cũng có thể là một căn cứ để tiến hành thanh tra lại. Như vậy, hoạt động thanh tra độc lập của Thanh tra viên chuyên ngành hoặc công chức thanh tra chuyên ngành cũng có thể là đối tượng của việc thanh tra lại. Tuy nhiên, cả Nghị định 86 cũng như Nghị định 07 đều không đề cập đến việc thanh tra lại được áp dụng cho loại hình thanh tra nào. Các quy định dường như ngầm định việc thanh tra lại chỉ áp dụng đối với Đoàn thanh tra.

3.3 Về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra

Công khai, minh bạch là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nuớc, là phương thức tăng cường khả năng giám sát của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan thanh tra.

Công khai, minh bạch giúp cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng. Do vậy, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động

của các cơ quan thanh tra nhà nước có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Mặc dù vậy, việc công khai, minh bạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thời gian qua vẫn còn những điểm hạn chế. Để khăc phục vấn đề này, qua đó phát huy hơn nữa vai trò của công khai, minh bạch trong các lĩnh vực đã nêu, chúng tôi cho rằng trước mắt cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực này nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, đầy đủ cho việc công khai, minh bạch. Cụ thể như sau:

 Về chương trình, kế hoạch thanh tra

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện hiệu quả hoạt động mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mặc dù Luật thanh tra và các văn bản hiện hành xác định chương trình, kế hoạch thanh tra được xây dựng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên. Tuy nhiên, thực tế các cơ quan thanh tra nhà nước khi xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thường thiếu thông tin liên quan đến tình hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan là đối tượng thanh tra. Các cơ quan thanh tra chưa có bộ phận chuyên trách để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. Do vậy, nhiều lúc, nhiều nơi việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn mang tính chủ quan, dẫn tới khi triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra nhiều khi việc ra quyết định thanh tra chưa sát với tình hình thực tế và hiệu quả thanh tra chưa thật sự phục vụ tốt việc phát hiện sai phạm, trấn chỉnh công tác quản lý và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật v.v...thậm chí, vẫn còn những cuộc thanh tra chồng chéo về đối tượng, làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra. Một vấn đề khác là theo quy định hiện hành về danh mục các tài liệu mật trong công tác thanh tra thì chương trình kế hoạch chưa công bố hoặc không công bố là tài liệu mật, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng tuỳ tiện trong quá trình áp dụng. Một số nơi đã lợi dụng quy định này để bao che cho các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác là đối tượng thanh tra, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. Từ các vấn đã nêu, chúng tôi cho rằng, thời gian tới chúng ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình, kế hoạch thanh tra để không tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, để công khai, minh bạch

hơn nữa chương trình, kế hoạch thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cần phải nghiên cứu để có quy định cụ thể về việc công khai chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm để nguời dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí có thêm thông tin giám sát hoạt động này của các cơ quan thanh tra nhà nước.

 Về công bố quyết định thanh tra.

Theo quy định của pháp luật, quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Trên thực tế việc công bố quyết định thanh tra thường được thực hiện tại nơi được thanh tra, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chủ yếu là thành viên Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Người dân, cơ quan, tổ chức và nhất là các cơ quan báo chí khó có thể tiếp cận và biết về nội dung quyết định. Do đó, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thông tin liên quan đến nội dung thanh tra không thể chủ động phối hợp với Đoàn thanh tra để cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra. Vì vậy, các cơ quan có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp luật về công bố quyết định thanh tra theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí tham gia buổi công bố quyết định, đại diện người lao động, tổ chức công đoàn... của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, qua đó một mặt phát huy vai trò của báo chí, cơ quan tổ chức khác và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra, mặt khác là nhằm tăng cường việc giám sát hoạt động đối với hoạt động của Đoàn thanh tra.

 Tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra

Hoạt động của các cơ quan thanh tra được thể hiện chủ yếu qua công tác thanh tra, nhất là kết quả các cuộc thanh tra, trong khi đó kết quả thanh tra lại phụ thuộc nhiều vào Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra. Nội dung thanh tra được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể được giao cho Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra và trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đó luôn làm phát sinh các quan hệ của Đoàn thanh tra. Các quan hệ này có thể chia làm 2 loại là quan hệ trong nội bộ Đoàn thanh tra và giữa Đoàn thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài. Quan hệ bên trong bao gồm các mối quan hệ như: quan hệ chỉ đạo giữa Người ra quyết định thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra; quan hệ giữa trưởng Đoàn thanh tra với các thành viên khác của Đoàn thanh tra; quan hệ giữa các thành viên đoàn thanh tra với nhau. Quan hệ bên ngoài là quan hệ giữa Người ra quyết định thanh tra và Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra, với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới cuộc thanh tra và đây chính là các mối quan hệ quan trọng, có thể làm tác động tới quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân được pháp luật quy định. Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước thì “Thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức” là tài liệu mật. Quy định như vậy nhằm đảm bảo cho hoạt động của Đoàn thanh tra không chịu sức ép từ dư luận xã hội cũng như đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thanh tra nói chung và Đoàn thanh tra nói riêng. Tuy nhiên, việc xác định độ mật của các thông tin, tài liệu như đã nêu cũng có những điểm hạn chế, bởi vì quy định như vậy có thể dẫn đến sự khép kín thông tin trong nội bộ Đoàn thanh tra, thậm chí có thể tạo khe hở cho việc lợi dụng, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Do đó, chúng tôi cho rằng cần bổ sung quy định để vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra được đúng pháp luật, song lại hạn chế được việc can thiệp trái pháp luật tới hoạt động thanh tra. Để thực hiện được yêu cầu này thì trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng cường công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra, trên cơ sở đó xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể được công khai nhằm tạo sự ủng hộ từ phía xã hội (người dân, báo chí) đối với công tác thanh tra, đồng thời quy định cụ thể các thông tin, tài liệu không được phép công khai trong quá trình đang tiến hành thanh tra (những thông tin có thể tác động hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc những thông tin không có lợi cho hoạt động của Đoàn thanh tra)…cũng như những thông tin, tài liệu chỉ được công khai khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

 Quy định đầy đủ việc công khai kết luận thanh tra

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì kết luận thanh tra phải được công khai. Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra và trên thực tế nó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thời gian qua. Các kết luận thanh tra được công khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra tại nơi được thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai các kết luận thanh tra là vấn đề cần phải được xem xét và đổi mới, vì hình thức công khai và việc tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, ca nhân tiếp cận còn bó buộc. Để phát huy được mục đích của việc công khai kết luận thanh tra, đảm bảo cho việc công khai kết được thuận lợi và đúng tinh thần pháp luật thì cần phải xác định rõ hơn hình thức công khai, trong đó có hình thức là bắt buộc, có hình thức do cấp có thẩm quyền quyết định cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh đặc thù, qua đó tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các cơ quan báo chí có thể tiếp cận kết luận thanh tra và giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả kết quả các cuộc thanh tra.

 Hoàn thiện quy định về công khai xử lý kết luận thanh tra

Về lý thuyết, hoạt động của Đoàn thanh tra kết thúc trên thực tế khi có báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)