2.3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảođảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra. Các nguyên tắc hoạt động thanh tra:
- Tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thưởng của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra.44
2.3.2.2 Vai trò, đặc điểm của các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra
Các nguyên tắc trong hoạt dộng thanh tra chi phối toàn bộ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện cuộc thanh tra, kết thúc thanh tra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra góp phần đảm bảo quá trình thanh tra tuân thủ pháp luật, phat huy dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các nguyên tác trong hoạt động thanh tra có tính ổn định cao.
2.3.3 Hoạt động của thanh tra chuyên ngành
2.3.3.1 Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
Theo khoản 1 Điều 51 luật thanh tra 2010, thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2.3.3.2 Quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
Theo khoản 1 điều 52 Luật thanh tra 2010 Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
44
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó
2.3.3.3 Hoạt động thanh tra chuyên ngành độc lập
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Trong trường hợp phân công Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức.45
2.3.4 Quy trình thanh tra
45
2.3.4.1 Chuẩn bị thanh tra
Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
- Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với là đối tượng thanh tra về một số nội dung như sau:
- Mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra;
- Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức, hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra;
- Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.
Ra quyết định thanh tra
Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc thanh tra. Theo điều 38 luật thanh tra 2010 thì việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các can cứ sao:
- Kế hoạch thanh tra;
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
Theo điều 52 Luật thanh tra 2010 thì quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sao đây:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; - Thời hạn thanh tra;
Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trưởng hợp thanh tra dột xuất.46
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
- Hoạt động thanh tra cần phải lập kế hoạch chi tiết rỏ rang để góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả thanh tra, đồng thời là cơ sở đê người ra quyết định thanh tra theo giỏi, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo, phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời gian không quá 03 ngày làm việc.
Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành
- Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
+ Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;
+ Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
- Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
- Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định 47
Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra phải xây dựng được đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và làm căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập
46
Khoàn 2 Điều 44, Luật thanh tra năm 2010
47
thông tin từ đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tránh tình trạng lan man, không tập trung vào những nội dung chính. Đề cương có thể bao gồm những nội dung như:
- Những kết quả đã đạt được;
- Những vấn đề còn chưa đạt được (những hạn chế, bất cập); - Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập;
- Những vấn đề liên quan đến đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị của công dân, cơ quan, tổ chức
Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành
Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.48
Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, chủ thể thanh tra cần được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết khác như: Phương tiện đi lại; Kinh phí phục vụ thanh tra;
Văn phòng phẩm; Các loại công văn, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính…
2.3.4.2 Tiến hành thanh tra
Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
- Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Việc công bố quyết định thanh tra phải lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.49
Công bố quyết định thanh tra có mục đích rất quan trọng nhằm:
- Khẳng định tính hợp pháp của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra;
48
Điều 21 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP
49
- Thống nhất giữa chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu và nội dung của cuộc thanh tra;
- Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra và của đối tượng thanh tra;
- Xác lập chương trình và mối quan hệ công tác giữa chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra và đối tượng thanh tra.
Thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật
- Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu, chứng cứ; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công.
- Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.50
Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra.
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được báo cáo bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ; nội dung đã hoàn thành; nội dung đang tiến hành; công việc thực hiện trong thời gian tới; kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Đối với Đoàn thanh tra thì hằng ngày trong quá trình thanh tra phải ghi nhật ký thanh tra có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thanh tra . Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những
50
nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
2.3.4.3 Kết thúc thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành
Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ra văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Đây là căn cứ để người ra quyết định thanh tra ban hành kết luật thanh tra. Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:
- Khái quát về đối tượng thanh tra;
- Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);
- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).51 Xây dựng kết luận thanh tra chuyên ngành
nhau và từ đó thấy rõ được bản chất của các sự kiện. Đồng thời, cũng phải xem xét diễn biến Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng