Hoạt đọng thanh tra chuyên ngành về cơ bản giống với hoạt động thanh tra hành chính nhưng vẫn có những điêm khác biệt.
Hoạt động thanh tra thường được tiến hành qua 3 giai đoạn sau:
Chuẩn bị thanh tra
- Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra. Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với là đối tượng thanh tra.
- Ra quyết định thanh tra
Tổ chức thực hiện thanh tra - Công bố quyết định thanh tra
Công bố quyết định thanh tra là nội dung đầu tiên trong việc tổ chức thanh tra. Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
- Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
24
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra hoặc các cá nhân, cơ quan tổ chức khác cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra.
Trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Đối với Đoàn thanh tra thì hằng ngày trong quá trình thanh tra phải ghi nhật ký thanh tra có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thanh tra . Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
Kết thúc thanh tra - Báo cáo kết quả thanh tra
Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ra văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Đây là căn cứ để người ra quyết định thanh tra ban hành kết luật thanh tra. Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm.
- Đưa ra kết luận thanh tra
Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra .
- Thực hiện kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra.
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH 2.1 Thanh tra chuyên ngành
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thanh tra chuyên ngành
Khái niệm
- Thanh tra chuyên ngành25 là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
Đặc điểm
- Thanh tra chuyên ngành thực tế vẩn là một phần của thanh tra Nhà nước, do đó vẫn mang những đặc điểm của thanh tra Nhà nước như: tính quyền lực Nhà nước, tính khách quan, tính độc lập tương đối, thanh tra luôn gắn với quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, thanh tra chuyên ngành vẫn mang những đặc điểm riêng của mình.
25
- Thanh trra chuyên ngành thường là hoạt động thanh tra hướng ra ngoài bộ máy, ra ngoài xã hội nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, pháp luật phục vú yêu cầu quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
- Thanh tra chuyên ngành có thể tổ chức thành đoàn thanh tra hoặc có thể tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập được thực hiện bởi thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập.
- Thanh tra chuyên ngành được tiến hàn thường xuyên, nếu phát hiện có vi phạm thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động của thanh tra chuyên ngành thường gắn liền với ngành, lĩnh vực cụ thể.
2.1.2 Tổ chức của thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.26
Ngoài ra, theo điều 9 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP
Thanh tra Bộ có Chánh thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh Tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác
26
và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thanh tra bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoàn riêng
2.1.3 Tổ chức của thanh tra Sở
Thanh tra Sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Theo điều 15 Nghị Định 86/2011/NĐ-CP
Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh Tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Sở do giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh
Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu ttrách nhiệm trước pháp luật cũng như trước Chánh Thanh tra Sở về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thanh tra Sở có con dấu và tài khoàn riêng.
Việc giao chức năng thanh tra tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính Phủ quy định theo dề nghị của tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng27.
Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành28
Bộ Công Thương: Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng cục Thống kê.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.
Bộ Ngoại giao: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai.
Bộ Tài chính: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Viễn thông; Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản.
27
Điều 29 Luật thanh tra năm 2010
28
Điều 6 Nghị Định số 07/2012/NĐ/CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành ( Sau đây gọi tắc là Nghị Định 07/2012/NĐ-CP)
Bộ Y tế: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý dược; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành29
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực. Cục Hải quan.
Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục Thuế.
Cục Thống kê.
Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành30
Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Chi cục Thuế.
Trung tâm Tần số khu vực.
Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế.
Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành31
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền.
2.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành
2.1.5.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ
29 Điều 7 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP 30 Điều 8 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP 31 Điều 9 Nghị Định 07/2012/NĐ-CP
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ;
Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách;
Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.32
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Chánh Thanh tra bộ có nhiệm vụ sau đây:
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chánh Thanh tra bộ có quyền hạn sau đây:
Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao;
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ;
Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;
32