Báo cáo kết quả thanhtra lại, kết luận thanhtra lại, công khai kết luận thanh

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành (Trang 79)

Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây: - Căn cứ pháp lý để thanh tra;

- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; - Thời hạn thanh tra;

- Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.

Chậm nhất là 05, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyển thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra lại.

Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký và phải được Đoàn thanh tra lập biên bản.

2.3.5.4 Thời hiệu thanh tra lại, Thời hạn thanh tra lại

- Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra

- Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo điều 45 Luật thanh tra 2010 cụ thể như sau: - Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dái, nhưng không quá 70 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

2.3.6 Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại tra lại

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp

người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây: - Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;

- Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây:

- Yếu kém về năng lực quản lý; - Thiếu trách nhiệm trong quản lý;

- Bao che cho người có hành vi tham nhũng.

Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý

Việc công bố kết luận thanh tra lại gống như công bố kết luận thanh tra lần đầu.54

54

Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOẢN THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Luật thanh tra năm 2010 đánh dấu sự thay đổi lớn trong tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước mà đặt biệt là thanh tra chuyên ngành, góp phẩn hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, phát huy hơn nữa vai trò của ngành thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động vẫn còn những điểm cần hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong tình hình mới hiện nay.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)