Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trưc người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Đạo đức thanh tra
Cán bộ đảng viên, công chức, viên chức thuộc ngành thanh tra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo năm chuẩn mực đạo đức theo quyết định số 1821-QĐ/BCS ngày 30/12/2011 :
Có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành ngiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, luôn nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
Có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới, sâu, sát công việc, coi trọng nguyên tắc kỷ cương, phân tích xử lý vấn đề khách quan, công tâm, có lý, có tình, có tính thuyết phục cao.
Có tinh thần học tập cầu tiến, nghiên cứu, tiếp cận cái mới, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt, coi trọng thực tiển, lấy thực tiển làm thước đo đánh giá công việc.
Có ý thúc rèn luyện,tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân trong áng, lành mạnh, nói đi đôi với làm, hành động có văn hóa, gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân, có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham những lãng phí, quan liêu, không lợi dụng chức vụ để vụ lợi.
Có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gủi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẽ thong cảm với nhân dân khi xử lý công việc, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắng của nhân dân, hoạt động ví lợi ích của đất nước, của nhân dân, thường xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cư trú đúng quy định của nhà nước.
Bổ nhiệm thanh tra viên
Việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch thanh tra thì được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra.
Việc bổ nhiệm phải đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định và phù hợp với nhu cầu vị trí công tác.
Công chức được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra trong các trường hợp sau:
Công chức giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương đang công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển sang các ngạnh thanh tra tương ứng;
Công chức trúng tuyển kỳ thi ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp.
Sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở các cơ quan Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Công an có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch thanh tra theo quy định thì được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra tương ứng theo điều kiện, tiêu chuẩn và nhu cầu vị trí công tác.40
Thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm sỹ quan Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Thanh tra Chính phủ để theo dõi, tổng hợp.41
Miễn nhiệm thanh tra viên
Miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau:
40
Khoản 1, Điều 10 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP
41
Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước;
Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới;
Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc;
Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân; Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch thanh tra nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với ngạch thanh tra đó.
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đề nghị bằng văn bản;
Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
Thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
2.2.6 Cộng tác viên thanh tra
Cộng tác viên thanh tra là người được cơ quan thanh tra nhà nước trưng tập tham gia Đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.42
Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra
- Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.43
42
Điều 21 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP
43
Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra
Cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 24 Nghị Định 97/2011, cụ thể như sau
Cộng tác viên có nhiệm vụ quyền hạn giống như thành viên của đoàn thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 47 Luật thanh tra năm 2010
Cộng tác viên có nhiệm vụ quyển hạn giống như thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo đoàn thanh tra được quy định tại điều 54 Luật thanh tra năm 2010
2.3 HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
2.3.1 Khái quát chung về hoạt động của thanh tra chuyên ngành 2.3.1.1 Sự cần thiết khách quan của hoạt động thanh tra chuyên ngành 2.3.1.1 Sự cần thiết khách quan của hoạt động thanh tra chuyên ngành
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước
- Thanh tra là phạm trù gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có Nhà nước, hoạt động thanh tra bắt nguồn từ tính chất và chức năng hoạt động của quản lý nhà nước, nhà nước không thể quản lý điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội nếu thiếu thanh tra và kiểm tra.
- Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế xã hội thông qua việc đề ra hệ thống luật lệ, các chính sách, chế độ quản lý để điều chỉnh các quan hệ và cưởng chế pháp nhân, thể nhân trong xã hội phải tuân thủ.
- Thanh tra là nội dung không thể thiếu trong quản lý nhà nước, là một giai đoạn của chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước. qua thanh tra, giúp cho các cơ quan nhà nước tăng cường được các hiệu lực của các quyết định quản lý, thấy được các thiếu sót, yếu kém, những điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ trong hệ thống luật lệ, các chính sách chế độ ban hành đúng sai, việc thực hiện các chính sách , nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang và cá nhân tốt hay xấu, mức độ vi phạm nguyên nhân, từ đó kiến nghị nhằm phát huy nhân tố tích cực, khắc phục kịp thời những sơ hở, yếu kém, đề xuấ biện pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn và có hiệu quả hơn.
- Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thanh tra nhà nước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ máy hành chính nhà nước. tuỳ theo yêu cầu của mổi giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ của tổ chức thanh tra nhà nước củng có sự thay đổi nhất định.
Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước, việc chấp hành chính sách pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước,thanh traco1 thể kịp thơi phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý.
- Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo dối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao, kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, thanh tra góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước.
- Việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm cùa cá nhân, cơ quan có trách nhiệm, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽ đảm bảo trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý. Mặt khác, việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những chủ trương, chính sách chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có biện pháp sửa đổi, bổ sung, khác phục kịp thời những yếu kém trong quản lý nhà nước.
Thanh tra là một phương thức góp phần đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân
- Các tổ chức Thanh tra nhà nước tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyển dân chủ của mình thong qua việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua việc xem xét, kết luận kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra giúp đảng và nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm cảu các cán bộ, công chức, laoi5 trừ những biếu hiện quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, thiếu công ban8ng2, xa ròi lợi ích cùa nhân dân, từ đó có biện pháp xữ lý khắc phục, vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với ý nghĩa đó, thanh tra không chỉ là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước mà còn là phương thức quan trọng để đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
2.3.1.2 Mục đích của hoạt động thanh tra
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng
quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.3.1.3 Đặc điểm của hoạt động thanh tra
Thứ nhất, là hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực tiến hành, như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở).
Thứ hai, đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp
luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
Hoạt động thanh tra là hoạt động tổng hợp và đa dạng gắn với mọi hoạt động kinh tế, xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng chống tham nhũng.
Thanh tra là loại hình hoạt động thường phải đấu tranh với nhũng vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, hoạt động quản lý nhà nước.
Tồ chức và cá nhân dược thanh tra vừa là đối tượng thanh tra, vùa là chủ thể quản lý.
2.3.1.5 Yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra
Cơ quan thanh tra phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện trong tổ chức thực hiện cũng như tiến hàn hoạt động thanh tra; đồng thời phải khắc phục kịp thời các khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong công tác thanh tra; xác định rõ những yếu tố tác động và ảnh hướng trực tiếp tới kết quả hoạt động thanh tra để có giải pháp phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực. Nghiên cứu thực tiễn hoạt đông thanh tra và các quy định pháp luật thì có những yếu tố cơ bản sau đây tác động tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra:
Yếu tố khách quan
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra
Để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt. Khi cơ quan thanh tra đưa ra các kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội, lúc đó tính hành chính được thể
hiện, ngược lại khi áp dụng chế tài pháp luật để xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thể hiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hay những quy định pháp luật về thanh tra nói riêng và pháp luật nói chung đóng vai trò quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, có ảnh hướng lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.
- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra – quy định như vậy xuất phát từ đặc thù của công tác thanh. Việc phối hợp cũng được thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả