5. Kết cấu của đề tài
1.3.4 Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 49 quy định khái niệm tái phạm, tái phạm nguy hiểm như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Như vậy, tại khoản 1 Điều 49 (Bộ luật hình sự 1999) thì một người chỉ bị coi là tái phạm khi có đầy đủ ba điều kiện sau:
Thứ nhất, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực pháp luật hay chưa. Vì vậy, ngay từ khi tuyên án bản án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó phạm tội mới thuộc trường hợp theo quy định của khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự 1999 thì được coi là tái phạm. Tuy nhiên, “Án được tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Vì vậy, một người phạm tội mới trong thời gian có án tích nhưng tội cũ được thực hiện khi người đó chưa đủ 16 tuổi thì không được coi người đó là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Thứ hai, người bị kết án chưa được xóa án tích. Điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xóa. Do đó, một người bị kết án nhưng được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 Bộ luật hình sự 1999), bị buộc phải thực hiện biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 Bộ luật hình sự 1999), miễn hình phạt (Điều 54 Bộ luật hình sự 1999), buộc chịu giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70 Bộ luật hình sự 1999) và sau đó lại phạm tội mới thì không phải là tái phạm.
Thứ ba, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Không phải bất kỳ trường hợp phạm tội mới nào trong thời gian có án
GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 33 SVTH: Nguyễn Minh Quang tích đối với tội phạm trước đều là tái phạm. Để xác định tái phạm, Bộ luật hình sự đòi hỏi tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định thể hiện nhân thân của người phạm tội là không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật. Tội phạm mới thực hiện phải là bất kỳ tội nào do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng (tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên bảy năm đến mười lăm năm tù), tội đặc biệt nghiêm trọng (tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên mười lăm năm, tù chung thân hoặc tử hình) do vô ý.
Cần phân biệt tái phạm và tái vi phạm. Chỉ coi là tái phạm khi hành vi được thực hiện sau đủ yếu tố để cấu thành một tội phạm độc lập mà không phụ thuộc vào tội phạm trước đó. Nếu một người tuy đã bị kết án nhưng lại thực hiện hành vi đó chưa đến mức độ cấu thành tội phạm độc lập, thì chỉ là tái vi phạm chứ không phải là tái phạm. Ví dụ: Một người phạm tội trộm cắp đã bị kết án, trong thời gian có án tích lại có hành vi trộm cắp. Nếu hành vi trộm cắp trên 2.000.000 đồng thì đó là tái phạm và phải chịu tình tiết tăng nặng theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 1999; nếu hành vi trộm cắp đó dưới 2.000.000 đồng và không gây hậu quả nghiêm trọng thì mới là tái vi phạm.
Cùng với khái niệm tái phạm, Bộ luật hình sự 1999 cũng quy định khái niệm tái phạm nguy hiểm. Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm nên đòi hỏi các điều kiện cần và đủ như đối với tái phạm đã phân tích trên. Tuy nhiên, là một trường hợp đặc biệt của tái phạm nên tái phạm nguy hiểm cũng có các điều kiện riêng. Các điều kiện riêng này liên quan đến các trường hợp phạm tội đã thực hiện cũng như trường hợp phạm tội mới được thực hiện.
Theo khoản 2 Điều 49 (Bộ luật hình sự 1999), những trường hợp sau đây là tái phạm nguy hiểm:
- Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. - Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Qua các điều kiện trên ta thấy để có trường hợp tái phạm nguy hiểm thì các tội mới được thực hiện phải do cố ý. Điều này thể hiện tính chất rất nguy hiểm của người phạm tội là cố tình chống đối xã hội dù đã bị các biện pháp cưỡng chế, giáo dục mà lại vẫn tiếp tục có hành vi cố ý phạm tội.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 34 SVTH: Nguyễn Minh Quang