Phạm tội nhiều lần

Một phần của tài liệu chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3 Phạm tội nhiều lần

Trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm chính thức thế nào là “Phạm tội nhiều lần". Nhưng từ văn bản hướng dẫn, thực tiễn xét xử và một số quan điểm của các nhà luật học thì tình tiết này được luận giải như sau:

Đối với tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự 1999, tình tiết định khung hình phạt “phạm tội nhiều lần” được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT ngày 24-12-2007 của Bộ Công an- Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp về áp dụng một số quy định tại Chương XVIII " Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 đó là “Tình tiết phạm tội nhiều lần được hiểu là đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần mua bán trái phép chất ma tuý trở lên) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma tuý của các lần cộng lại”.

Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử...7

Theo tác giả Lê Văn Cảm thì: Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử.8

Phạm tội nhiều lần với tư cách là một dạng của nhiều tội phạm được hiểu là trường hợp một người phạm tội từ hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể là giống nhau hoặc cũng có thể là các tội phạm khác nhau (cùng loại hoặc

7 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (phần chung), Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 30 SVTH: Nguyễn Minh Quang không cùng loại). Trong đó bao gồm các trường hợp: phạm tội nhiều lần chung, phạm tội nhiều lần cùng loại và phạm tội nhiều lần cùng một tội danh.9

- Phạm tội nhiều lần chung được hiểu là trường hợp một người phạm tội hai lần trở lên, bất kể phạm tội gì.

- Phạm tội nhiều lần cùng loại được hiểu là trường hợp một người hai lần trở lên thực hiện các tội phạm cùng loại (cùng một nhóm tội). Ví dụ: M có hành vi gây thương tích cho S, sau đó hai tháng lại giết chết V.

- Phạm tội nhiều lần cùng một tội danh được hiểu là trường hợp một người thực hiện hai lần trở lên các tội phạm cùng tội danh, tức là thực hiện tội mới cùng tội danh cũ đã thực hiện trước đó. Ví dụ: H hôm nay trộm xe máy, hai ngày sau lấy trộm laptop. H phạm tội trộm cắp tài sản nhiều lần.

Trong phạm vi đề tài này người viết chỉ nghiên cứu trường hợp phạm tội nhiều lần cùng một tội danh (gọi tắt là phạm tội nhiều lần). Để hiểu rõ phạm tội nhiều lần cần phân biệt sự khác nhau giữa phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội. Vì hai chế định này có những đặc điểm tương đối giống nhau.

Thứ nhất, Phạm tội nhiều lần là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 1999 và là tình tiết tăng nặng khung hình phạt của các tội cụ thể. Phạm tội nhiều lần là chỉ phạm một tội cụ thể từ hai lần trở lên (mỗi lần đều có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự) mà bị phát hiện hoặc đưa ra xét xử cùng một lần. Ví dụ: 11/2012 Nguyễn văn A nhận hối lộ 10 triệu của B; tháng 12 năm 2012 A lại nhận hối lộ 20 triệu của C, như vậy Nguyễn văn A đã phạm tội nhiều lần tội nhận hối lộ. Còn phạm nhiều tội không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Phạm nhiều tội là phạm từ hai tội khác nhau trở lên, có thể vào thời điểm khác nhau hoặc vào cùng một thời điểm. Ví dụ: M thực hiện hành vi đâm chết H để cướp xe máy. Hành vi phạm tội của H đã cấu thành hai tội: tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự 1999) và tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999).

Thứ hai, về khách thể xâm hại: phạm tội nhiều lần đối tượng xâm hại có thể khác nhau nhưng chỉ có một khách thể. Ví dụ: A lần này lấy trộm xe máy, lần khác lấy trộm laptop, thì A cũng chỉ xâm hại một khách thể là quyền sở hữu và A chỉ phạm tội Trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự 1999). Còn trường hợp phạm nhiều tội xâm hại từ hai khách thể trở lên. Ví du: A dùng súng bắn chết E là phạm hai

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 31 SVTH: Nguyễn Minh Quang tội: tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 Bộ luật hình sự 1999). Hành vi phạm tội của A đã xâm hại hai khách thể: tính mạng của E và quyền quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng.

Thứ ba, về quyết định hình phạt: luật hình sự quy định phạm tội nhiều lần được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ khi đưa ra xét xử cùng một lần. Còn khi bị phát hiện và xét xử ở những thời điểm khác nhau thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội nhiều lần mà khi áp dụng hình phạt phải theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Còn phạm nhiều tội thì khi đưa ra xét xử cùng một lần, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung. Khi xét xử cùng một lần như vậy thì không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm nhiều tội. Tuy vậy, cũng cần phân định rõ rằng, khi một người phạm nhiều tội, trong đó có tội đã phạm nhiều lần thì khi lượng hình phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội đã phạm nhiều lần rồi quyết định hình phạt chung cho các tội mới bảo đảm chính xác và thực sự có ý nghĩa giáo dục và răn đe kẻ phạm tội.

Như vậy, Phạm tội nhiều lần thông thường là những trường hợp phạm các tội giống nhau – phạm từ hai lần trở lên các tội có những dấu hiệu khách quan và chủ quan tương tự như nhau: cùng xâm hại đến các khách thể trực tiếp, được thực hiện dưới cùng một hình thức lỗi, với cùng động cơ và mục đích phạm tội…trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện các tội ấy được quy định tại cùng một điều luật hoặc một khoản của điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Từ phân tích trên: Phạm tội nhiều lần là phạm tội trong trường hợp hành vi của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc khoản của điều trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và bị xét xử cùng một lần.10

Lưu ý, Trong trường hợp phạm từ hai tội trở lên và những tội đó được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật hình sự, thì chỉ có thể tính để xác định là phạm tội nhiều lần khi có điều tương ứng trong Phần các tội phạm được quy định riêng. Chẳng hạn, nếu tại điều luật đầu tiên trước khi quy định từng cấu thành tội phạm cụ thể trong chương các tội xâm phạm sở hữu, nhà làm luật quy định là: việc

10Lê Văn Đệ, Chế định nhiều tội phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 32 SVTH: Nguyễn Minh Quang thực hiện từ lần thứ hai trở lên bất kỳ một tội phạm nào được quy định trong Chương này đều có thể coi là phạm tội nhiều lần.

Một phần của tài liệu chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)