Các giai đoạn của việc định tội danh

Một phần của tài liệu chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1.3 Các giai đoạn của việc định tội danh

Phân tích về mặt lý luận và nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự, chúng ta có thể nhận thấy quá trình định tội danh thường diễn ra ba giai đoạn có tính logic dưới đây:

 Giai đoạn thứ nhất – Xác định quan hệ pháp luật

Giai đoạn này thể hiện bằng việc phân tích các dấu hiệu cơ bản nhất của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế để xác định xem hành vi đó có các dấu hiệu của tội phạm hay không, có phải là hành vi bị pháp luật hình sự cấm không hay chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác. Tức là phải dựa vào Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định các căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Tố giác của công dân; Tin báo của cơ quan, tổ chức; Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; Người phạm tội tự thú) để xác định dấu hiệu tội phạm. Trong giai đoạn này thông thường sẽ có ba khả năng xảy ra như sau:

Thứ nhất, không khởi tố vụ án hình sự khi có 1 trong 7 căn cứ được quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Thứ hai, nếu hành vi được thực hiện cụ thể là hành vi vi phạm pháp luật khác, thì tùy theo từng giai đoạn tố tụng hình sự mà cơ quan chức năng gửi tin báo, đơn báo hoặc đơn tố giác cho cơ quan Nhà nước (hay tổ chức xã hội) hữu quan để giải quyết theo thẩm quyền.

Thứ ba, xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện có các dấu hiệu của tội phạm, từ đó sẽ phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 40 SVTH: Nguyễn Minh Quang

 Giai đoạn thứ hai – Tìm nhóm quy phạm pháp luật hình sự

Đây là giai đoạn xác định xem tội phạm mà chủ thể thực hiện thuộc chương tương ứng nào trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và nó được thể hiện bằng việc:

- Xác định khách thể loại (quan hệ xã hội nào) được pháp luật hình sự bảo vệ đã bị tội phạm xâm hại.

- Người phạm tội, ngoài dấu hiệu chung chủ thể của tội phạm còn có các dấu hiệu riêng bổ sung khác của chủ thể đặc biệt (như người có chức vụ hoặc quân nhân) hay không.

 Giai đoạn thứ ba – Tìm quy phạm pháp luật hình sự cụ thể

Đây là giai đoạn có thể coi là quan trọng nhất, so sánh, đối chiếu và kiểm tra xem các dấu hiệu của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện do điều luật cụ thể nào trong chương đã tìm được (ở giai đoạn trên) quy định, tức là phải xác định xem đó là tội phạm gì đồng thời tương ứng với cấu thành tội phạm nào (cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ) và tội phạm ấy thuộc khoản nào trong điều luật cụ thể đã tìm được.

Như vậy, định tội danh là một dạng của hoạt động áp dụng pháp luật có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp luật. Quá trình định tội danh đối với một hành vi nguy hiểm cho xã hội tất yếu phải trải qua ba giai đoạn nói trên và phải dựa vào các tình tiết thực tế của vụ án cũng như các quy định của pháp luật hình sự. Nhưng để đạt tới chân lý khách quan thì người định tội danh phải tiến hành theo một trật tự nhất định.

2.1.2 Định tội danh đối với trƣờng hợp nhiều tội phạm

2.1.2.1 Một số vấn đề chung về định tội danh đối với trƣờng hợp nhiều tội phạm

Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự và chưa được xóa án tích về các tội đã phạm.12 Nhiều tội phạm có ba hình thức biểu hiện là phạm nhiều tội, trường hợp có nhiều bản án, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

12Lê Văn Đệ, Chế định nhiều tội phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 41 SVTH: Nguyễn Minh Quang Dưới góc độ khoa học luật hình sự, từ khái niệm và hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm chúng ta thấy rằng: định tội danh đối với trường hợp nhiều tội phạm là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong trường hợp phạm nhiều tội, trường hợp có nhiều bản án, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể do các điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định.

Trong những trường hợp người phạm tội thực hiện không phải một tội phạm mà thực hiện nhiều tội phạm thì việc định tội danh đối với các hành vi đó có một số đặc điểm và thường gặp một số khó khăn nhất định. So với trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm thì trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội phạm thường gây ra những thiệt hại lớn hơn về vật chất, thể chất và tinh thần. Việc thực hiện nhiều tội phạm chứng tỏ rằng người phạm tội có mức độ nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Trong trường hợp đó đòi hỏi việc trừng trị người phạm tội cần phải nghiêm khắc hơn, do đó việc định tội danh các trường hợp này cần phải chính xác, để không bỏ sót một hành vi phạm tội nào của kẻ phạm tội và cũng không làm oan người vô tội.

Khi định tội danh trong trường hợp nhiều tội phạm cần lưu ý:

- Phải xem xét rõ làm tất cả những tình tiết thực tế có liên quan đến việc một người thực hiện nhiều tội phạm; mối quan hệ giữa các tình tiết đó trong tổng thể của vụ án và đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.

- Phải nhận thức đúng đắn các quy phạm pháp luật hình sự có liên quan đến các hành vi phạm tội do một người thực hiện, đặc biệt phải nhận thức đúng các quy phạm pháp luật quy định cấu thành tội phạm ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự có thể áp dụng đối với người thực hiện các hành vi phạm tội nói trên.

- So sánh, đối chiếu các hành vi phạm tội do người đó thực hiện với những dấu hiệu của các cấu thành tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự đã được lựa chọn để xác định sự phù hợp, tương đồng và xem xét trong các hành vi đó, hành vi nào đã được Tòa án xét xử, hành vi phạm tội nào còn đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.13

13Lê Văn Đệ, Chế định nhiều tội phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 42 SVTH: Nguyễn Minh Quang - Kết luận trường hợp cụ thể đang được xem xét khi định tội danh thuộc hình thức biểu hiện nào của nhiều tội phạm: phạm nhiều tội, trường hợp có nhiều bản án, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm để có cơ sở áp dụng các quy định khác nhau của Bộ luật hình sự có liên quan đến trường hợp nhiều tội phạm đó.

2.1.2.2 Định tội danh trong trƣờng hợp phạm nhiều tội

Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội giữ một vị trí hết sức quan trọng trong khoa học luật hình sự và trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta, mặc dù pháp luật hình sự hiện hành chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm nhiều tội, mà chỉ quy định những nguyên tắc của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50 Bộ luật hình sự 1999). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phạm nhiều tội nói chung, và việc định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội nói riêng.

Muốn định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội chính xác cần phải chú ý tới các dấu hiệu cơ bản nhất của trường hợp phạm nhiều tội. Thứ nhất, xác định một người có lỗi trong việc thực hiện hai hay nhiều tội phạm; thứ hai, các hành vi phạm tội đó được quy định trong Phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự; thứ ba,

người phạm tội chưa bị xét xử về bất cứ một tội nào trong số các tội phạm đó. Chỉ khi nào nhận thức được đầy đủ cả ba dấu hiệu đó của phạm nhiều tội, thì việc định tội danh đối với phạm nhiều tội mới có thể chính xác.

Trong quá trình định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội, việc nhận thức, giải thích dấu hiệu thứ hai là một trong những vấn đề phức tạp nhất và còn có nhiều ý kiến khác nhau. Việc giải quyết đúng đắn vấn đề đó về mặt lý luận cũng như về mặt lập pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc định tội danh trường hợp phạm nhiều tội trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phạm nhiều tội nói chung và định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội nói riêng. Vấn đề phức tạp trong trường hợp này thể hiện ở chổ: cần hiểu như thế nào về các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự? Chẳng hạn, trường hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định trong các khoản khác nhau của một điều luật có phải là phạm nhiều tội hay không, hay chỉ coi là phạm nhiều tội trường hợp khi các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định trong các điều luật khác nhau của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự? Rõ ràng, từ hai cách hiểu khác nhau này, sẽ dẫn đến hai cách định tội danh khác nhau. Nếu chỉ coi phạm nhiều tội trong trường hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội do một người thực hiện được quy định tại các

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 43 SVTH: Nguyễn Minh Quang điều luật khác nhau của Phần các tội phạm là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với yêu cầu, nội dung thực tế của các điều luật quy định về tội phạm và không đáp ứng yêu cầu tăng cường đấu tranh phòng, chống đối với trường hợp phạm nhiều tội. Theo quan điểm của người viết, có những trường hợp mà các hành vi phạm tội do một người thực hiện được quy định trong các khoản khác nhau của một điều luật phải được coi là trường hợp phạm nhiều tội. Vấn đề cơ bản và quan trọng nhất cần phân biệt ở đây là mỗi hành vi phạm tội trong số đó mang tính chất của một hành vi phạm tội độc lập và không thuộc khái niệm phạm tội nhiều lần.

Ví dụ: một người tàng trữ một khẩu súng quân dụng và mua thêm một khẩu súng mới, thì phải bị định tội danh và truy tố về hai tội là tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và mua bán trái phép vũ khí quân dụng đều được quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự 1999, vì đây là hai hành vi phạm tội độc lập. Nếu chỉ định tội danh một tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng thì không thể hiện hết tính nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ và như vậy, sẽ không bảo đảm nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, không thể hiện tính nghiêm khắc đối với kẻ phạm tội và bỏ lọt tội phạm.

Để bảo đảm chính xác trong việc định tội danh trường hợp phạm nhiều tội, trong lý luận luật hình sự và lý luận định tội danh, người ta phân chia phạm nhiều tội thành hai dạng là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế và phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng. Do đó, khi định tội danh trường hợp phạm nhiều tội chúng ta cũng phải định tội danh theo hai dạng biểu hiện của nó:

 Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội thuộc dạng tổng hợp thực tế

Phạm nhiều tội thuộc dạng tổng hợp thực tế là trường hợp khi một chủ thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội độc lập với nhau, những hành vi đó cấu thành hai tội phạm trở lên được quy định tại các điều luật khác nhau hoặc tại các khoản khác nhau của một điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế các tội phạm được thực hiện trong những thời gian khác nhau. Khoảng cách thời gian giữa việc thực hiện các tội phạm đó có thể dài hoặc không đáng kể. Thế nhưng trong mọi trường hợp từng hành vi phạm tội phải có tính độc lập, chứa đựng cấu thành của một tội phạm riêng biệt.

Từ khái niệm về phạm nhiều tội phạm nhiều tội tổng hợp thực tế như trên, khi định tội danh đối với trường hợp này cần chú ý: phạm nhiều tội tổng hợp thực tế có nhiều loại hành vi khác nhau, trong đó có hai loại hành vi đặc trưng là: 1) các loại

GVHD: TS. Phạm Văn Beo Trang 44 SVTH: Nguyễn Minh Quang hành vi phạm tội khác nhau, ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp tài sản sau đó thực hiện hành vi hiếp dâm sau; 2) các loại hành vi phạm tội cùng loại, ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp tài sản trước, sau đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sau.

Việc định tội danh trường hợp phạm nhiều tội phạm nhiều tội tổng hợp thực tế trong lý luận luật hình sự và trong thực tiễn xét xử cho thấy, các trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế không chỉ bao gồm những trường hợp khi tội phạm đã hoàn thành mà còn cả những trường hợp khi có tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt, còn tội khác đã hoàn thành hoặc là cả hai tội đều chưa hoàn thành.

Ví dụ 1: Nguyễn Văn D bị Công an tỉnh CT bắt giam vì đã hiếp dâm chị Nguyễn Thị B. Sau đó D bỏ trốn khỏi trại giam của cơ quan Công an, khi ra ngoài trại giam D đã tìm chị B trả thù, D dung dao đâm vào người chị B, nhưng chị B không chết. Trong trường hợp này, hành vi của D bị định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, vì D đã phạm ba tội độc lập: tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự 1999), tội trốn khỏi nơi giam giữ (Điều 311 Bộ luật hình sự 1999) và tội giết người (chưa đạt) (Điều 93, 18 Bộ luật hình sự 1999).

Ví dụ 2: 6/9/2012, Trần văn V đã thực hiện hành vi cưỡng dâm chưa đạt đối với C; đến 12/12/2012 thực hiện hành vi trộm cắp xe máy nhưng bị phát hiện. Trong trường hợp này, các hành vi phạm tội của V được định tội danh là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, vì V đã phạm hai tội: tội cưỡng dâm (Điều 113 Bộ luật hình sự 1999) và tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự 1999).

Trong ví dụ thứ nhất, Nguyễn Văn D đã có hành vi hiếp dâm và trốn khỏi nơi giam giữ tội hoàn thành còn hành vi giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Trong ví dụ thứ hai, Trần Văn V đã thực hiện hành vi cưỡng dâm và hành vi trộm cắp tài sản đều ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, nói cách khác hai tội phạm này đều chưa hoàn thành. Cũng có thể định tội danh phạm nhiều tội tổng hợp thực tế trong trường hợp người phạm tội khi thực hiện tội phạm này thì giữ vai trò là người tổ chức, người xúi

Một phần của tài liệu chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)