Chợ Lớn.
2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn.
Sơ đồ 2.2.3.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn.
“Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO PHÒNG KẾ TOÁN VÀ QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KINH DOANH KINH DOANH NGOẠI TỆ DOANH NGHIỆP CÁ NHÂN PGD. PHÚ LÂM PGD. ÂU LẠC PGD. LÝ THƢỜNG KIỆT PGD. LẠC LONG QUÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ XỬ LÝ GIAO DỊCH NGÂN QUỸ KẾ TOÁN HÀNH CHÁNH – NHÂN SỰ QUẢN LÝ TÍN DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG PGD. BÌNH TRỊ ĐÔNG PGD. LÃNH BÌNH THĂNG
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Hà Trang
2.2.3.2. Nhiệm vụ từng phòng ban Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn.
Giám đốc chi nhánh: là người trực tiếp điều hành và quyết định đến mọi
hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý 06 phòng giao dịch.
Phó giám đốc Chi nhánh: là người trực tiếp điều hành từng phòng ban của
Chi nhánh. Ngoại trừ các phòng giao dịch.
Phòng giao dịch: Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương
mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch thực hiện được tất cả các các nghiệp vụ ngân hàng. Ngoại trừ:
Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước. (thông tư 21/2013 – NHNN)
Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.(thông tư 21/2013 – NHNN)
Phòng kế toán và quỹ: được điều hành bởi 01 phó giám đốc trong chi
nhánh: gồm các bộ phận xử lý giao dịch, phòng ngân quỹ, phòng kế toán và phòng hành chính – nhận sự.
Xử lý giao dịch: Thực hiện các giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng (các giao dịch rút/gửi, mở số tiết kiệm, giao dịch chuyển khoản, nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu nợ vay, xác nhận số dư, thu đổi ngoại tệ,…..). Lập chứng từ, in sao kê, quản lý các loại tài khoản, thực hiện các báo cáo liên quan.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Hà Trang
Kế toán: nắm tình hình của ngân hàng bao gồm tài sản và những hoạt
động thanh toán lương bổng, vay vốn, huy động, nắm giữ các sổ sách, công văn, chứng từ và lập các báo cáo để trình ban giám đốc.
Ngân quỹ: có nhiệm vụ kiểm đếm tiền, tiếp quỹ cho giao dịch viên theo
bảng kê của giao dịch viên đưa sang, tiến hành phân loại các loại tiền theo mệnh giá, thực hiện giải ngân cho vay sau khi phòng kiểm soát rủi ro xét duyệt v.v…
Hành chính – nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc ngân hàng và tổ
chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế ngân hàng.
Phòng kiểm soát rủi ro: Được điều hành bởi 01 phó giám đốc chi nhánh:
gồm các bộ phận: quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động.
Quản lý tín dụng: Tiến hành làm thủ tục giấy tờ có liên quan để ký kết
Hợp đồng Tín Dụng/ Bảo Lãnh. Tiến hành làm thủ tục giải ngân khoản tín dụng/bảo lãnh theo đúng mục đích và điều kiện. Theo dõi khoản vay sau giải ngân & phát hành bảo lãnh. Tổng hợp, báo cáo nợ quá hạn, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro Quản lý, sắp sếp, bảo mật và lưu trữ tòan bộ hồ sơ khách hàng.
Quản lý rủi ro hoạt động: Cảnh báo về rủi ro hoạt động kịp thời cho Chi
nhánh, theo dõi, giám sát các rủi ro và sự cố rủi ro hoạt động, giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan, cập nhật các chính sách, quy chế, quy định và quy trình quản lý hoạt động cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chính sách hoạt động của Sacombank.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Hà Trang Phòng kinh doanh: là bộ phận trực tiếp mang lại lợi nhuận cho chi nhánh,
được điều hành bởi 01 phó giám đốc chi nhánh gồm các bộ phận: Kinh doanh cá nhân, kinh doanh doanh nghiệp, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
Kinh doanh cá nhân/doanh nghiệp: thực hiện công tác tiếp thị, bán các sản
phẩm dịch vụ cá nhân/doanh nghiệp của ngân hàng theo chỉ tiêu.
Thanh toán quốc tế: tiếp thị và tư vấn cho khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực hiện thanh toán.
Kinh doanh ngoại hối: thực hiện tiếp thị, chào bán ngoại tệ với mức giá có
lợi nhất đối với ngân hàng, thường xuyên xem xét sự biến động tỷ giá trong ngày.