3.5.1. Sơ đồ tổ chức Cty TNHH MTV TM - DV HAMACO Phòng Kế toán PHÓ TỔNG GIÁM DỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC Chi nhánh Vị Thanh Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Phòng Kinh doanh Sơn Chi nhánh Sóc Trăng Chi nhánh Phú Quốc Phòng Kế hoạch - KD. VLXD Phòng Công nghệ Thông tin Phòng Tổ chức - Hành chính Chi nhánh Bạc Liêu Phòng Kinh doanh Dầu nhờn Phòng Kinh doanh Gas PHÓ TỔNG GIÁM DỐC Phòng Kinh doanh Cát đá Cty TNHH MTV Thiên An Cửa hàng Xăng dầu HAMACO
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiệ các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: chịu trách nhiệm giám sát các thành viên trong Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm về việc điêu hành kinh doanh của toàn công ty.
Phó tổng giám đốc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, phụ trách đôn đốc kiểm tra các phòng ban và theo dõi cá hoạt động kinh doanh của công ty.
3.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban
3.5.2.1. Phòng tổ chức hành chánh
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý, tổ chức, điều hành, kiểm tra các họat động về chính sách tuyển dụng và điều phối lao động
- Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các họat động về chính sách đào tạo
- Quản lý, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các họat động về chế độ, chính sách lương bổng, đãi ngộ, thi đua – khen thưởng
- Quản lý, điều hành công tác Hành chính - Văn phòng trong công ty
3.5.2.2 Phòng kế toán
A. Chức năng
1. Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hệ thống kế toán của Công ty.
3. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính của Công ty.
B. Nhiệm vụ
1. Tổ chức công tác kế toán thuộc các phần hành của phòng kế toán. 2. Lập các báo c áo kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ và Báo cáo tài chính của Công ty gửi đến các cơ quan hữu quan theo chế độ quy định. Tổ
chức kiểm tra, đối chiếu, duyệt các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị trực thuộc.
3. Kiểm tra tính hiệu quả của các định mức lao động, tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao động, c ác chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Hoạch định chiến lược tài chính;
4. Chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính theo quy định Nhà nước. Thực hiện chế độ thanh toán, quản lý tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. Chịu trách nhiệm quản lý và cấp phát hóa đơn bán hàng, theo dõi và báo cáo thuế theo qui định.
5. Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, đánh giá lại tài sản theo qui định của Nhà nước. Kiểm tra và đề xuất việc giải quyết, xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, nợ không đòi được và các thiệt hại tài chính khác.
6. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác kế toán trong toàn Công ty. Trực tiếp chấn chỉnh theo thẩm quyền; Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các kế toán viên, thủ quỹ, thủ kho thực hiện đúng các quy định về chuyên mô n và đề xuất biện pháp cải tiến nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán Công ty.
7. Kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý hoặc vi phạm quy định nội bộ về định mức tài chính gây thiệt hại cho Công ty.
8. Dựa vào số liệu tài chính - kế toán để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tham gia nghiên cứu, cải tiến tổ chức mô hình kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu tài chính và thực hiện các chính sách tiết kiệm. Đề xuất các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả nhằm bảo đảm lợi nhuận và phát huy chế độ tự chủ về tài chính của Công ty.
3.5.2.3. Phòng kế hoạch kinh doanh VLXD
a. Chức năng.
- Tham mưu cho Ban Tổ ng Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh Vật liệu xây dựng (VLXD), phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, quản lý các Cửa hàng tại Cần Thơ.
+ Tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức kinh doanh VLXD t ại thị trường Cần Thơ và các công trình ở khác khu vực lân cận.
- Thực hiện công tác kiểm soát các thiết bị đo lường.
- Tổ chức, quản lý và điều động các phương tiện thủy, bộ vận chuyển hàng hóa ngành vật liệu xây dựng cho các đơn vị trong công ty.
+ Quản lý và điều động các phương tiện vận chuyển của công ty giao. + Kết hợp thuê ngoài đáp ứng đủ cho nhu cầu vận chuyển nội bộ. - Tổ chức sửa chữa các phương tiện vận chuyển trong công ty.
b. Nhiệm vụ
- Thực hiện chiến lược kinh doanh, giữ vững và phát triển thị phần, mở rộng địa bàn và phát triển mạng lưới khách hàng mới, tăng cường khả năng
cạnh tranh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, và quảng bá thương hiệu công ty.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc.
3.5.2.4. Phòng xây dựng cơ bản
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong công tác qui hoạch tổng thể trong công ty.
Thực hiện các đề án xây dựng mới, sửa chữa các công trình xây dựng trong công ty.
3.5.2.5. Phòng kinh doanh
Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, quản lý các của hàng tại Cần Thơ.
Tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức KD tại Cần Thơ và các vùng lân cận. Phát triển thị trường.
Thực hiện công tác, kiểm soát các thiết bị đo lường.
Tổ chức, quản lý và điều động các phương tiện thủy, bộ bộ vận chuyển hàng hóa cho các đơn vị trong công ty.
Quản lý và điều động các phương tiện vận chuyển của công ty giao thông.
3.6.2.6. Phòng công nghệ - thông tin
Nhiệm vụ chính là đ ảm bảo hệ thống mạng lưới máy tính của công ty luôn ở tình trạng bảo mật, ho ạt động ổn định, phục vụ công việc tốt nhất, hỗ trợ người dùng phần mềm, phần cứng, bảo mật, thiết kế các phần mềm bổ sung cho đơn vị, mua sắm mới các thiết bị công nghệ thông tin.
3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bản 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hamaco
(ĐVT: Triệu đồng)
(Nguồn : Phòng Kinh Doanh )
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 2010 đến năm 2012 tình hình ho ạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động , lợi nhuận của công ty cũng tăng giảm qua các năm, từ 19.936 triệu đồng năm 2010 gi ảm xuống còn 17.561 triệu đồng năm 2011 tương đương giảm 11,91% và đến năm 2012 lại tăng nhẹ thành 17.856 triệu đồng. tương đương 1,68%.
- Giai đoạn 2010-2011: Nhìn chung từ năm 2010 đến 2011, doanh thu của công ty giảm 3,37% tương đương giảm 56.336 triệu đồng, chi phí cũng giảm 3,27 % tương đương giảm 53.964 triệu đồng. Vì vậy, lợi nhuận của công ty cũng giảm đi 11,91 % tương đương giảm 2.375 triệu đồng. Lý do lợi nhuận giảm là do doanh thu của công ty năm 2011 giảm, và chi phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu mạnh hơn tốc độ giảm của chi phí nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Nguyên nhân c ủa những vấn đề này là do năm 2011 nước Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, vì thế dẫn đến khách hàng hạn chế chi tiêu dẫn đến công ty mất đi một lượng lớn doanh thu từ việc thắt chặt chi tiêu của khách hàng và một phần
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2010 - 2011 Chênh lệch Năm 2011-2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Doanh thu 1.670.650 1.614.311 1.623.879 (56.339) (3,37) 9.568 0,59 Chi phí 1.650.714 1.596.750 1.606.023 (53.964) (3,27) 9.273 0,58 Lợi nhuận 19.936 17.561 17.856 (2.375) (11,91) 295 1,68
bị hạn chế vốn dẫn đến hạn chế đ ầu tư và việc thu hồi nợ từ khách hàng cũng bi trì truệ làm ảnh hưởng đến doanh thu năm 2011.
- Giai đoạn năm 2011-2012: ta thấy doanh thu của công ty tăng 0,59 % tương đương tăng 9.568 triệu đồng, và chi phí cũng tăng 0,58 % tương đương tăng 9.273 triệu đồng. Doanh thu tăng, chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng tăng thêm 1,68 % tương đương tăng 295 triệu đồng. Có thể thấy, lợi nhuận của công ty giai đoạn này chỉ tăng nhẹ nhưng có chiều hướng đi lên so với gian đoạn năm 2010-2011 thể hiện qua tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận tăng lên. Trong năm 2012 doanh thu c ủa công ty tăng lên là do công ty mở rộng liên kết liên doanh với các công ty khác, giúp cho doanh thu của công ty tăng lên. Song song với việc doanh thu tăng thì chi phí đ ầu tư cũng tăng lên nhưng do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí và việc liên kết với các doanh nghiệp khác thành công nên đem lại nguồn lợi nhuận mới cho công ty. Những kết quả trên cho thấy đến năm 2012, công ty Hamaco đã dần phục hồi lại sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Tóm lại: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010-2012 không mấy ổn định dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của nền kinh tế thị trường; Doanh thu, chi phí và lợi nhuận có sự biến động qua mỗi năm từ 2010 đến năm 2012. Nguyên nhân về khách quan, là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, làm cho công ty hoạt động kinh doanh chậm lại. Về mặt chủ quan, do công ty có nhiều hạn chế về nguồn vốn, quản lý và các phương tiện để phục vụ cho việc vận chuyển anh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
3.7. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Từ những phân tích trên ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn năm 2010 - 2012
3.7.1. Thuận lợi.
- Là một công ty được thành lập lâu năm và đứng vững hơn trên thị trường hơn 20 năm, do đó công ty đã tạo được uy tín trên thương trường đối với khách hàng và nhà sản xuất.
- Từ khi thành lập đến nay công ty đã kinh doanh qua nhiều mặt hàng, tiếp xúc với nhiều thành phần khách hàng vì thế có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, có hệ thống khách hàng trung thành trên khắp các thị trường chính của từng ngành hàng.
- Có nhiều chi nhánh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bên cạnh văn phòng chính có địa điểm nằm tại trung tâm của TP. Cần Thơ, công ty còn có một số của hàng ở các quận, huyện tại Cần Thơ và các chi nhánh ở các tỉnh ĐBSCL, với nhiều địa điểm kinh doanh thuận lợi đã giúp cho công ty ngày một đi lên.
- Nguồn nhân lực có trình độ khá cao là điều kiện rất quan trọng giúp công ty ngày một phát triển hơn.
- Tinh thần làm việc nhiệt tình, đoàn kết nội bộ tốt là điểm nổi bật của cán bộ, công nhân viên tại công ty, tạo thêm không khí vui tươi thoải mái cho mọi người khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.7.2. Khó khăn.
- Công tác marketing còn hạn c hế: chưa thu thập được thông tin thị trường cũng như xử lý các thông tin chưa kịp thời.
- Do kinh tế có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nên việc thu hồi nợ cũng bị trì truệ, nhất là các công trình.
- Đất nước gia nhập WTO mở cửa cho hàng loạt các công ty nước ngoài và các mặt hàng ngoại cũng nhập vào Việt Nam không ít nên cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn đối với các đối thủ đang hoạt động trên địa bàn ĐBSCL và các doanh nghiệp trong nước.
- Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng đủ nhu cần của công ty nhất là khai thác thị trường bán lẻ.
CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
4.1. THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 nhân viên trong công ty Hamaco thì thống kê được các thông tin được liêt kê trong bảng 4.1 như sau:
- Về giới tính: trong tổng số 150 mẫu thì có số đáp viên nam là 99 (66%) và số đáp viên nữ là 52 (34%).
- Về độ tuổi: gồm đầy đủ các mức từ với tỉ lệ từ 18 – 24 tuổi có 11 đáp viên (7,3%), từ 25 – 32 tuổi thì có 77 đáp viên (51,3%), độ tuổi từ 33 – 45 thì có 53 mẫu (35,3%), còn từ lớn hơn 45 tuổi thì có 9 đáp viên (6,1%).
- Về trình độ học vấn: theo kết quả thống kê cho thấy trong tổng số 150 mẫu phỏng vấn thì số đáp viên có trình độ trung học, phổ thông là 37 đáp viên (24,7%); trình độ trung cấp là 56 đáp viên (37,3%); trình độ đại học, cao đẳng là 55 đáp viên (36,7%); còn trình độ trên đại học là 2 đáp viên (1,3%). Cho thấy công ty Hamaco đã tạo điều kiện việc làm cho r ất nhiều lao động với nhiều trình độ khác nhau.
- Về thu nhập: với mức lương hàng tháng thừ 1,5 – 3 triệu thì có 54 đáp viên (36%), mức lương 3 – 5 triệu thì có 79 đáp viên (52,7), có 17 đáp viên với thu nhập lớn hơn 5 triệu (11,3%) và công ty không có nhân viên nào với mức lương thấp hơn 1,5 triêu. Nhìn chung với mức lương quy định của công ty vẫn đảm bảo được cuộc sống của nhân viên.
- Về chức vụ: đối với nhân viên làm những việc như bốc xếp tạp vụ thì phỏ ng vấn được 11 mẫu (7,3%); nhân viên kĩ thuật, bảo vệ, tài xế xe thì có 35 đáp viên (23,3%); nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng thì có 86 đáp viên (57,3%); còn những chức vụ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng thì thu được ý kiến của 18 đáp viên (12,1%). Thông tin cho thấy công ty gồm phần đông là nhân viên văn phòng và nhân viên bán hàng, để đáp ứng các công việc trao đổi mua bán, của công ty.
Bảng 4.1: Thông tin đáp viên Tiêu chí Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 99 66,0 Nữ 51 34,0 Độ tuổi 18 - 24 11 7,3 25 – 32 77 51,3 33 – 45 53 35,3 > 45 9 6,1 Trình độ Trung học, phổ thông 37 24,7 Trung cấp 56 37,3 Đại học, cao đẳng 55 36,7 Trên đại học 2 1,3 Thu nhập < 1,5 triệu 0 0,0 1,5 - 3 triệu 54 36,0 3 – 5 triệu 79 52,7 > 5 triệu 17 11,3 Chức vụ Công nhân, bốc xếp, tạp vụ 11 7,3
Nhân viên kĩ thuật, bảo vệ, tài xế 35 23,3
Nhân viên văn phòng 86 57,3
Giám đốc, phó giám đốc. trưởng phòng 18 12,1
Tổng số mẫu 150 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát năm 2013 từ SPSS
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo mức độ hài lòng về chính sách nhân sự của công ty nhân sự của công ty
4.2.1.1. Kiểm định Cronbach’s Anpha
a) Lương thưởng
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố lương thưởng
Cronbach’s Alpha Tổng số biến Tổng số mẫu
Kết quả kiểm định cronbach’s alpha cho thấy thang đo mức độ hài lòng của nhân viên đối với nhóm nhân tố lương thưởng đạt yêu cầu cho phân tích