PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN TIẾT

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 43)

TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ

Trên cơ sở lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có dạng:

LUONGTIEN = β0 + β1THUNHAP + β2CHITIEU + β3TUOI + β4SONGUOIPHUTHUOC + β5HOCVAN + β6QUYMOGIADINH + β7DIENTICH + β8NOPHAITRA + β9CHIPHISX+ ε

Dựa trên mô hình hồi quy đƣợc thiết lập cùng với sự hỗ trợ của phần mềm STATA, kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy

Biến phụ thuộc: Lƣợng tiền tiết kiệm (triệu đồng/năm)

Biến số Hệ số β dY/dX Giá trị P

Hằng số 1,271 - 0,841 THUNHAP (*) 0,718 0,7171 0,000 CHITIEU (*) -0,543 -0,5432 0,000 TUOI 0,108 0,1085 0,331 SONGUOIPHUTHUOC -0,920 -0,9193 0,451 HOCVAN 0,255 0,2555 0,383 QUYMOGIADINH (***) -2,166 -2,1636 0,062 DIENTICH (**) -0,0005 -0,0005 0,035 NOPHAITRA (*) -1,318 -1,3166 0,000 CHIPHISX (*) -0,562 -0,5621 0,000 Số quan sát (N) 102

Giá trị Log likelihood -357,856

Giá trị LR chi2 212,95

Giá trị Prob > chi2 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình Tobit từ số liệu điều tra của tác giả, 2013 Ghi chú: (*) biến có ý nghĩa ở mức 1%

(**) biến có ý nghĩa ở mức 5% (***) biến có ý nghĩa ở mức 10%

Giá trị kiểm định (Prob > chi2) = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng có ý mức nghĩa rất cao (1%). Kết quả kiểm định Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8 vì vậy hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008).

Kết quả phân tích cho thấy, trong 9 biến đƣợc đƣa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Trong

34

6 biến có ý nghĩa thống kê thì có 4 biến có ý nghĩa ở mức 1% là biến thu nhập, chi tiêu, nợ phải trả, chi phí sản xuất; biến diện tích đất có ý nghĩa ở mức 5% và biến quy mô gia đình có ý nghĩa ở mức 10%. Tác động của các biến đối với lƣợng tiền tiết kiệm cụ thể nhƣ sau:

Thu nhập: Kết quả thống kê cho thấy, thu nhập là biến có ảnh hƣởng rất lớn và tác động tỷ lệ thuận với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Biến có giá trị P là 0,000 có ý nghĩa ở mức 1% và có dấu cùng chiều với kì vọng của mô hình. Với giá trị của hệ số β1là 0,718 kết quả này giải thích rằng, nếu tổng thu nhập của hộ tăng một triệu thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ tăng 0,718 triệu đồng, khi các biến khác là cố định. Từ đó, một lần nữa có thể khẳng định thu nhập là yếu tố quyết định quan trọng đối với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, thu nhập càng cao thì lƣợng tiền tiết kiệm đƣợc sẽ càng nhiều.

Chi tiêu: Kết quả thực nghiệm cho thấy, ngoài thu nhập chi tiêu cũng là một biến có tác động lớn đến lƣơng tiền tiết kiệm. Với giá trị P là 0,000 biến có ý nghĩa ở mức 1%, cùng dấu với kì vọng ban đầu và có tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm. Giá trị hệ số β2 là -0,543, ngụ ý rằng khi các biến khác cố định nếu chi tiêu gia tăng thêm 1 triệu đồng thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ giảm đi 0,543 triệu đồng. Theo khảo sát thực tế các nông hộ cho thấy, đối với các hộ có thành viên đang đi học ở các cấp bậc cao, hộ có ngƣời lớn tuổi và trẻ em thì lƣợng chi tiêu sẽ nhiều hơn do ảnh hƣởng của chi phí giáo dục và chi phí y tế kéo theo lƣợng tiền tiết kiệm sẽ ít đi. Chi tiêu sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến tiết kiệm của gia đình, tiêu dùng ít hơn thì sẽ tiết kiệm nhiều hơn.

Quy mô gia đình: Biến có P là 0,062 có ý nghĩa ở mức 10%, cùng dấu với kì vọng của mô hình. Hệ số β6 là -2,166, hệ số này có ý nghĩa là nếu trong gia đình tăng thêm 2 thành viên thì lƣợng tiền tiết kiệm giảm đi 2,166 triệu đồng, trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Số ngƣời trong gia đình nhiều hơn thì các khoảng chi tiêu cũng sẽ cao hơn và điều này sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.

Diện tích đất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm và ngƣợc với kì vọng ban đầu của mô hình. Với hệ số β7 là -0,0005 cho thấy rằng, nếu diện tích đất tăng thêm 1m2 thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ giảm đi 0,0005 triệu đồng khi các yếu tố khác cố định. Điều này có thể lý giải nhƣ sau, vì nông nghiệp là ngành kinh tế chính nên ngƣời nông dân luôn ƣu tiên đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp vì thế khi có nhiều đất đai nhiều hơn thì họ sẽ đầu tƣ nhiều

35

hơn vào sản xuất nhƣng do việc sản xuất không đạt hiệu quả, năng suất đứng yên trong khi đầu tƣ tăng và nhƣ thế thu nhập sẽ ít đi và tiết kiệm cũng giảm.

Nợ phải trả: Biến có ý nghĩa ở mức 1%, có dấu cùng với kì vọng của mô hình và tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm. Giá trị hệ số β8 là - 1,318, hệ số này có ý nghĩa là nếu nợ phải trả tăng 1 triệu đồng thì lƣợng tiền tiết kiệm giảm 1,318 triệu đồng. Từ kết quả cho thấy, nợ phải trả là yếu tố có tác động rất lớn và tiêu cực đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.

Chi phí sản xuất: Kết quả phân tích cho thấy, biến có giá trị P là 0,000 có ý nghĩa ở mức 1% và cùng dấu với kì vọng ban đầu của mô hình. Hệ số β9 của biến là -0,562, với giá trị cho thấy chi phí sản xuất có tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm và ngụ ý rằng nếu chi phí sản xuất tăng 1 triệu đồng thì lƣợng tiền tiết kiệm giảm đi 0,562 triệu đồng khi các yếu tố khác trong mô hình là cố định. Qua đó có thể kết luận, chi phí sản xuất là yếu tố tác động tiêu cực đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, chi phí sản xuất càng cao thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ càng ít đi. Đối với sản xuất nông nghiệp thì đây là yếu tố quyết định vô cùng quan trọng đối với cả thu nhập và tiết kiệm của nông dân. Vì thế, biện pháp để giảm thiểu chi phí trong sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết cho việc cải thiện tiết kiệm cũng nhƣ thu nhập và đời sống của nông hộ.

Các biến số ngƣời phụ thuộc, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê tức không có tác động đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Theo kết quả thống kê mô tả, số ngƣời phụ thuộc trung bình trong mỗi hộ thấp hơn so với số ngƣời lao động tạo ra thu nhập nên yếu tố này không có ảnh hƣởng gì đến lƣợng tiền tiết kiệm của hộ. Về trình độ học vấn, có thể nói tính toán tiết kiệm, cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu để đảm bảo cuộc sống là công việc thƣờng nhật của mỗi gia đình, điều này phụ thuộc vào tình hình thu nhập của gia đình mà có khoản chi tiêu, tiết kiệm hợp lý nên trình độ chủ hộ thấp hay cao đều không ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của hộ. Tuổi của chủ hộ, cũng tƣơng tự biến trình độ học vấn đều phụ thuộc vào tình hình thu nhập mà có sự tiết kiệm hợp lý. Bên cạnh đó, thu nhập của hộ phần lớn là phụ thuộc vào kết quả sản xuất nông nghiệp mà ngày nay các kiến thức trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ đã đƣợc hỗ trợ, hƣớng dẫn từ chính quyền địa phƣơng và các tổ chức tƣ nhân nên kết quả sản xuất không còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm lâu năm bởi tuổi của chủ hộ nhƣ trƣớc đây.

Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên số lƣợng mẫu của nghiên cứu không nhiều, kết quả ƣớc lƣợng của mô hình chỉ chính xác tƣơng đối và có thể vẫn còn bỏ sót biến có ý nghĩa.

36

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)