Các yếu tố tài chính và diện tích đất của nông hộ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Tổng thu nhập là một biến quan trọng có tác động đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ bao gồm nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bảng thống kê dƣới đây, cho thấy thu nhập trung bình của nông hộ gần 105,26 triệu đồng/năm, hộ có mức thu nhập cao nhất là 278,2 triệu đồng/năm và thấp nhất là 24,44 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân trung bình của hộ 24,354 triệu đồng/ngƣời/năm, hộ có mức thu nhập bình quân cao nhất 69,55 triệu đồng/ngƣời/năm và hộ có mức thu nhập thấp nhất 6,34 triệu đồng/ngƣời/năm. Qua thực tế khảo sát, những hộ có thu nhập cao thƣờng có diện tích đất nông nghiệp lớn và là những gia đình lâu năm. Đặc biệt, trong số đó một vài hộ diện tích đất không nhiều nhƣng lại có thu nhập cao là nhờ vào việc đa dạng hóa nguồn thu nhập trong sản xuất nông nghiệp và cả phi nông nghiệp. Đối với hộ có thu nhập thấp đây là những hộ gia đình trẻ mới kết hôn, diện tích đất ít và nguồn thu nhập chỉ từ việc trồng trọt.

Tổng chi tiêu cũng là biến quan trọng trong việc quyết định lƣợng tiền tiết kiệm của hộ bao gồm chi cho mua sắm, ăn uống, vui chơi, giải trí, chi phí giáo dục, y tế,… Chi tiêu trung bình của hộ xấp xỉ 42,56 triệu đồng/năm, hộ có chi tiêu thấp nhất là 12 triệu đồng/năm và cao nhất là 120 triệu đồng/năm. Chi tiêu bình quân trung bình năm là 8,51 triệu đồng/ngƣời/năm, hộ có chi tiêu bình quân thấp nhất là 2 triệu đồng/ngƣời/năm và hộ có mức chi tiêu cao nhất 24 triệu đồng/ngƣời/năm. Nhiều hộ dân ở nông thôn thƣờng tận dụng các nguồn lợi có sẵn từ tự nhiên nhƣ cá, tôm,... ở sông gạch, ao, mƣơng bằng việc giăng lƣới, cắm câu để cung cấp thức ăn hằng ngày cho gia đình, nên phần lớn trong tiêu dùng của các hộ là dành cho việc mua sắm vật dụng sinh hoạt, đám tiệc, chi phí y tế và nhất là chi phí giáo dục.

28

Diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ là 8.000 m2, hộ có diện tích đất thấp nhất là 1.000 m2

, cao nhất là 40.000 m2. Những hộ có diện tích đất cao sẽ tận dụng nhiều hơn trong sản xuất cũng nhƣ tạo thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.5: Các yếu tố tài chính và diện tích đất của nông hộ năm 2012 Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thu nhập (triệu đồng) 24,44 278,2 105,26 56,670

Thu nhập bình quân trên ngƣời (triệu đồng)

6,3428 69,55 24,354 12,814

Chi tiêu (triệu đồng) 12 120 42,56 20,030

Chi tiêu bình quân trên ngƣời (triệu đồng)

2 24 8,51 4,006

Diện tích đất (m2) 1.000 30.000 7.916,67 5.498,426

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

4.1.2.4 Chí phí sản xuất của nông hộ

Chi phí sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập cũng nhƣ lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ nhất là đối với những hộ chỉ có duy nhất sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập. Trong chi phí của sản xuất nông nghiệp thì phân, thuốc, thức ăn là yếu tố chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn một nửa trong tổng chi phí sản xuất 54,4%. Vì phần lớn ngày nay, việc mua chịu vật tƣ nông nghiệp là rất phổ biến theo khảo sát trong 102 nông hộ thì có đã có 65 hộ mua chịu vật tƣ nông nghiệp, với hình thức mua này thì số tiền nông hộ phải trả sẽ cao hơn do phải cộng thêm lãi suất. Bên cạnh đó, nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn, nông sản không chỉ đạt chất lƣợng mà còn phải có mẫu mã đẹp điều này đòi hỏi ngƣời nông dân phải chăm bón kĩ càng, tạo ra sản phẩm tốt để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng mà thông qua đó là bằng việc sử dụng các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp nhiều hơn trong sản xuất.

Về giống, đây là một yếu tố quan trọng trong sản xuất chiếm 15,3%. Một loại giống tốt sẽ cho ra sản phẩm có chất lƣợng và năng suất cao kéo theo giá bán và thu nhập cũng sẽ cao hơn thế nên ngày nay ngƣời nông dân thƣờng chọn những loại giống chất lƣợng cao, đạt tiêu chuẩn để làm đầu vào mà giá cả của những loại giống này thƣờng đi đôi với chất lƣợng của nó. Chi phí bơm tƣới, thu hoạch và lao động cũng chiếm phần không nhỏ lần lƣợt là 15,3% và 13,2%, còn lại 1,8% là một vài chi phí khác.

29

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất nông nghiệp

54,4% 13,2% 15,3% 1,8% 15,3% Giống

Phân, thuốc, thức ăn Lao động

Bơm tƣới, thu hoạch Khác

4.1.2.5 Những thông tin hỗ trợ sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Muốn việc sản xuất đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn thu lớn thì ngoài kinh nghiệm sản xuất sẵn có, ngƣời nông dân cũng rất cần có sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài. Qua thống kê cho thấy, kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng phần lớn đƣợc hỗ trợ từ các tổ chức tƣ nhân, một số thì đƣợc hỗ trợ từ chính phủ. Bên cạnh đó, thì cũng có vài hộ không đƣợc sự hỗ trợ này, nguyên nhân là do các nguồn lực hỗ trợ có hạn nên vẫn còn số ít hộ chƣa đƣợc mời tham gia.

Thông tin về thị trƣờng đầu ra, đây là thông tin rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, nhƣng hầu nhƣ nông hộ đều không đƣợc hỗ trợ từ bất cứ nguồn nào. Vì thế, việc giá cả nông sản bấp bênh, thƣơng lái ép giá luôn là nỗi lo của ngƣời nông dân.

Thông tin về nguốn tín dụng, chỉ có 9,8% là đƣợc hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ, đây là đối với những hộ vay ngân hàng chính sách với sự hỗ trợ của Hội phụ nữ và Hội nông dân. Đối với các nguồn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức khác thì đa số nông hộ đều tự tìm thông tin.

30

Bảng 4.6: Những thông tin nông hộ đƣợc hỗ trợ trong sản xuất Chỉ tiêu Các tổ chức chính phủ Các tổ chức tƣ nhân Cả hai nguồn Không đƣợc hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Kiến thức sử dụng

yếu tố đầu vào

(phân, giống, …) 3 2,9 48 47,1 35 34,3 16 15,7 Kỹ thuật nuôi trồng 3 2,9 48 47,1 35 34,3 16 15,7 Thông tin thị trƣờng đầu ra 0 0 0 0 0 0 102 100 Thông tín các nguồn tín dụng 10 9,8 0 0 0 0 92 90,2

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.6 Tình hình tiết kiệm của nông hộ

Lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ năm 2012 so với 2011 có sự suy giảm trong tổng tiết kiệm và tiết kiệm bình quân đầu ngƣời. Cụ thể, năm 2011 tổng tiết kiệm trung bình là 27,0214 triệu đồng/năm, năm 2012 là 24,8528 triệu đồng/năm, hộ có tổng tiết kiệm cao nhất năm 2011 là 116,63 triệu đồng/năm đến năm 2012 con số này giảm còn 113,67 triệu đồng/năm và tổng tiết kiệm ở hộ có mức thấp nhất giữa hai năm cũng có sự chênh lệch 0,62 triệu đồng/năm vào năm 2011 và năm 2012 mức này là 0,47 triệu đồng/năm

Qua bảng số liệu cũng thấy đƣợc tiết kiệm bình quân trung bình qua hai năm có giảm nhƣng không đáng kể năm 2011 là 6,2217 triệu đồng/ngƣời/năm, 2012 là 5,8264 triệu đồng/ngƣời/năm. Mức tiết kiệm bình quân thấp nhất và cao nhất ở hai năm có sự giảm nhẹ, năm 2011 tiết kiệm bình quân của hộ thấp nhất là 0,16 triệu đồng/ngƣời/năm, ở hộ cao nhất 29,16 triệu đồng/ngƣời/năm và năm 2012 lần lƣợt là 0,12 triệu đồng/ngƣời/năm, 28,42 triệu đồng/ngƣời/ năm.

Thực tế có thể lý giải cho vấn đề này là nhƣ đã nêu ở trên phần lớn thu nhập của nông hộ là từ sản xuất nông nghiệp, mà thu nhập từ nông nghiệp thƣờng không ổn định bởi chịu tác động của sự bắp bênh trong giá cả, tác động của thời tiết lên năng suất thu hoạch và mùa vụ. Những khi sản xuất đƣợc mùa thì giá cả lại thấp, khi thất mùa thì giá lại lên cao, cộng thêm giá cả

31

vật tƣ nông nghiệp lại ngày càng leo thang. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa mặc dù không xảy ra thƣờng xuyên nhƣng tác động của nó lại rất lớn đối với thu nhập của nông hộ đó là dịch bệnh. Theo phản ánh thực tế của các nông hộ, trong năm 2012 đối với những hộ chăn nuôi phải chịu tác động rất lớn của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm và kéo theo là sự rớt giá của các sản phẩm này, điều này cũng cho thấy một yếu tố nữa gián tiếp có khả năng ảnh hƣởng đến thu nhập và tiết kiệm của nông hộ đó là nhu cầu thị trƣờng. Đối với những hộ trồng cây ăn trái thì phải chịu tác động của dịch bệnh vàng lá, những hộ trồng lúa, trồng màu thì bị tác động bởi sâu rầy,… làm ảnh hƣởng khá nhiều đến năng suất. Mặc dù, một số hộ đã cố gắng cắt giảm tiêu dùng hằng ngày, đa dạng hóa thu nhập, thêm vào đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nhƣng cũng chỉ bù đắp đƣợc phần nào những tổn thất đó vì thế có hộ sản xuất cả năm nhƣng số tiền tiết kiệm đƣợc không là bao nhiêu.

Bảng 4.7: Lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ năm 2011 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Tiết kiệm Năm Thấp

nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng tiết kiệm 2011 0,62 116,63 27,0214 24,68695

Tiết kiệm bình quân trên ngƣời 0,16 29,16 6,2217 5,80533

Tổng tiết kiệm

2012

0,47 113,67 24,8528 23,37534

Tiết kiệm bình quân trên ngƣời 0,12 28,42 5,8264 5,71390

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Qua khảo sát 102 mẫu cho thấy, nông hộ thƣờng tích lũy tiết kiệm với 3 hình thức, ƣu tiên cao nhất là mua vàng chiếm 59%, 40,5% là cất giữ tiền mặt tại nhà, phòng khi ốm đau, một số ít hộ thì tận dụng lƣợng tiền nhàn rỗi để cho vay và 0,5% là tham gia tiết kiệm của hội phụ nữ. Theo suy nghĩ của phần đông nông hộ, thì việc tích lũy bằng hình thức mua vàng sẽ cảm thấy an toàn hơn, dễ cất giữ và khi có việc cần thì cũng dễ dàng, nhanh chóng đổi ra tiền để sử dụng nên hình thức này thƣờng đƣợc nhiều hộ lựa chọn. Qua việc quan sát thực tế, thì ở các khu vực trong huyện Tam Bình hình thức chơi hụi ngày nay còn rất ít ngƣời tham gia vì tính rủi ro cao, trong những năm gần đây tình

32

trạng chủ hụi giật nợ, bỏ trốn thƣờng xuyên xảy ra tạo đã tâm lý hoang mang, dè dặt và e ngại hơn trong ngƣời dân khi tham gia và quyết định tham gia nên việc đầu tƣ cho hình thức này đã giảm đi rất nhiều và theo những quan sát của mẫu thì hầu nhƣ không có hộ nào tham gia hụi.

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả

Hình 4.4: Cơ cấu các hình thức tiết kiệm của nông hộ

Tiết kiệm hội phụ nữ 0,5%

Mua vàng 59% Khác

33

4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ

Trên cơ sở lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có dạng:

LUONGTIEN = β0 + β1THUNHAP + β2CHITIEU + β3TUOI + β4SONGUOIPHUTHUOC + β5HOCVAN + β6QUYMOGIADINH + β7DIENTICH + β8NOPHAITRA + β9CHIPHISX+ ε

Dựa trên mô hình hồi quy đƣợc thiết lập cùng với sự hỗ trợ của phần mềm STATA, kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy

Biến phụ thuộc: Lƣợng tiền tiết kiệm (triệu đồng/năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến số Hệ số β dY/dX Giá trị P

Hằng số 1,271 - 0,841 THUNHAP (*) 0,718 0,7171 0,000 CHITIEU (*) -0,543 -0,5432 0,000 TUOI 0,108 0,1085 0,331 SONGUOIPHUTHUOC -0,920 -0,9193 0,451 HOCVAN 0,255 0,2555 0,383 QUYMOGIADINH (***) -2,166 -2,1636 0,062 DIENTICH (**) -0,0005 -0,0005 0,035 NOPHAITRA (*) -1,318 -1,3166 0,000 CHIPHISX (*) -0,562 -0,5621 0,000 Số quan sát (N) 102

Giá trị Log likelihood -357,856

Giá trị LR chi2 212,95

Giá trị Prob > chi2 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình Tobit từ số liệu điều tra của tác giả, 2013 Ghi chú: (*) biến có ý nghĩa ở mức 1%

(**) biến có ý nghĩa ở mức 5% (***) biến có ý nghĩa ở mức 10%

Giá trị kiểm định (Prob > chi2) = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng có ý mức nghĩa rất cao (1%). Kết quả kiểm định Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8 vì vậy hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008).

Kết quả phân tích cho thấy, trong 9 biến đƣợc đƣa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Trong

34

6 biến có ý nghĩa thống kê thì có 4 biến có ý nghĩa ở mức 1% là biến thu nhập, chi tiêu, nợ phải trả, chi phí sản xuất; biến diện tích đất có ý nghĩa ở mức 5% và biến quy mô gia đình có ý nghĩa ở mức 10%. Tác động của các biến đối với lƣợng tiền tiết kiệm cụ thể nhƣ sau:

Thu nhập: Kết quả thống kê cho thấy, thu nhập là biến có ảnh hƣởng rất lớn và tác động tỷ lệ thuận với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Biến có giá trị P là 0,000 có ý nghĩa ở mức 1% và có dấu cùng chiều với kì vọng của mô hình. Với giá trị của hệ số β1là 0,718 kết quả này giải thích rằng, nếu tổng thu nhập của hộ tăng một triệu thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ tăng 0,718 triệu đồng, khi các biến khác là cố định. Từ đó, một lần nữa có thể khẳng định thu nhập là yếu tố quyết định quan trọng đối với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, thu nhập càng cao thì lƣợng tiền tiết kiệm đƣợc sẽ càng nhiều.

Chi tiêu: Kết quả thực nghiệm cho thấy, ngoài thu nhập chi tiêu cũng là một biến có tác động lớn đến lƣơng tiền tiết kiệm. Với giá trị P là 0,000 biến có ý nghĩa ở mức 1%, cùng dấu với kì vọng ban đầu và có tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm. Giá trị hệ số β2 là -0,543, ngụ ý rằng khi các biến khác cố định nếu chi tiêu gia tăng thêm 1 triệu đồng thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ giảm đi 0,543 triệu đồng. Theo khảo sát thực tế các nông hộ cho thấy, đối với các hộ có thành viên đang đi học ở các cấp bậc cao, hộ có ngƣời lớn tuổi và trẻ em thì lƣợng chi tiêu sẽ nhiều hơn do ảnh hƣởng của chi phí giáo dục và chi phí y tế kéo theo lƣợng tiền tiết kiệm sẽ ít đi. Chi tiêu sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến tiết kiệm của gia đình, tiêu dùng ít hơn thì sẽ tiết kiệm nhiều hơn.

Quy mô gia đình: Biến có P là 0,062 có ý nghĩa ở mức 10%, cùng dấu với kì vọng của mô hình. Hệ số β6 là -2,166, hệ số này có ý nghĩa là nếu trong gia đình tăng thêm 2 thành viên thì lƣợng tiền tiết kiệm giảm đi 2,166 triệu đồng, trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Số ngƣời trong gia đình nhiều hơn thì các khoảng chi tiêu cũng sẽ cao hơn và điều này sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.

Diện tích đất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tác động tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm và ngƣợc với kì vọng ban đầu của mô hình. Với hệ số β7 là -0,0005 cho thấy rằng, nếu diện tích đất tăng thêm 1m2 thì lƣợng tiền tiết kiệm sẽ giảm đi 0,0005 triệu đồng khi các yếu tố khác cố định. Điều này có thể lý giải nhƣ sau, vì nông

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 37)