Lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ năm 2012 so với 2011 có sự suy giảm trong tổng tiết kiệm và tiết kiệm bình quân đầu ngƣời. Cụ thể, năm 2011 tổng tiết kiệm trung bình là 27,0214 triệu đồng/năm, năm 2012 là 24,8528 triệu đồng/năm, hộ có tổng tiết kiệm cao nhất năm 2011 là 116,63 triệu đồng/năm đến năm 2012 con số này giảm còn 113,67 triệu đồng/năm và tổng tiết kiệm ở hộ có mức thấp nhất giữa hai năm cũng có sự chênh lệch 0,62 triệu đồng/năm vào năm 2011 và năm 2012 mức này là 0,47 triệu đồng/năm
Qua bảng số liệu cũng thấy đƣợc tiết kiệm bình quân trung bình qua hai năm có giảm nhƣng không đáng kể năm 2011 là 6,2217 triệu đồng/ngƣời/năm, 2012 là 5,8264 triệu đồng/ngƣời/năm. Mức tiết kiệm bình quân thấp nhất và cao nhất ở hai năm có sự giảm nhẹ, năm 2011 tiết kiệm bình quân của hộ thấp nhất là 0,16 triệu đồng/ngƣời/năm, ở hộ cao nhất 29,16 triệu đồng/ngƣời/năm và năm 2012 lần lƣợt là 0,12 triệu đồng/ngƣời/năm, 28,42 triệu đồng/ngƣời/ năm.
Thực tế có thể lý giải cho vấn đề này là nhƣ đã nêu ở trên phần lớn thu nhập của nông hộ là từ sản xuất nông nghiệp, mà thu nhập từ nông nghiệp thƣờng không ổn định bởi chịu tác động của sự bắp bênh trong giá cả, tác động của thời tiết lên năng suất thu hoạch và mùa vụ. Những khi sản xuất đƣợc mùa thì giá cả lại thấp, khi thất mùa thì giá lại lên cao, cộng thêm giá cả
31
vật tƣ nông nghiệp lại ngày càng leo thang. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa mặc dù không xảy ra thƣờng xuyên nhƣng tác động của nó lại rất lớn đối với thu nhập của nông hộ đó là dịch bệnh. Theo phản ánh thực tế của các nông hộ, trong năm 2012 đối với những hộ chăn nuôi phải chịu tác động rất lớn của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm và kéo theo là sự rớt giá của các sản phẩm này, điều này cũng cho thấy một yếu tố nữa gián tiếp có khả năng ảnh hƣởng đến thu nhập và tiết kiệm của nông hộ đó là nhu cầu thị trƣờng. Đối với những hộ trồng cây ăn trái thì phải chịu tác động của dịch bệnh vàng lá, những hộ trồng lúa, trồng màu thì bị tác động bởi sâu rầy,… làm ảnh hƣởng khá nhiều đến năng suất. Mặc dù, một số hộ đã cố gắng cắt giảm tiêu dùng hằng ngày, đa dạng hóa thu nhập, thêm vào đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nhƣng cũng chỉ bù đắp đƣợc phần nào những tổn thất đó vì thế có hộ sản xuất cả năm nhƣng số tiền tiết kiệm đƣợc không là bao nhiêu.
Bảng 4.7: Lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ năm 2011 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiết kiệm Năm Thấp
nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng tiết kiệm 2011 0,62 116,63 27,0214 24,68695
Tiết kiệm bình quân trên ngƣời 0,16 29,16 6,2217 5,80533
Tổng tiết kiệm
2012
0,47 113,67 24,8528 23,37534
Tiết kiệm bình quân trên ngƣời 0,12 28,42 5,8264 5,71390
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013
Qua khảo sát 102 mẫu cho thấy, nông hộ thƣờng tích lũy tiết kiệm với 3 hình thức, ƣu tiên cao nhất là mua vàng chiếm 59%, 40,5% là cất giữ tiền mặt tại nhà, phòng khi ốm đau, một số ít hộ thì tận dụng lƣợng tiền nhàn rỗi để cho vay và 0,5% là tham gia tiết kiệm của hội phụ nữ. Theo suy nghĩ của phần đông nông hộ, thì việc tích lũy bằng hình thức mua vàng sẽ cảm thấy an toàn hơn, dễ cất giữ và khi có việc cần thì cũng dễ dàng, nhanh chóng đổi ra tiền để sử dụng nên hình thức này thƣờng đƣợc nhiều hộ lựa chọn. Qua việc quan sát thực tế, thì ở các khu vực trong huyện Tam Bình hình thức chơi hụi ngày nay còn rất ít ngƣời tham gia vì tính rủi ro cao, trong những năm gần đây tình
32
trạng chủ hụi giật nợ, bỏ trốn thƣờng xuyên xảy ra tạo đã tâm lý hoang mang, dè dặt và e ngại hơn trong ngƣời dân khi tham gia và quyết định tham gia nên việc đầu tƣ cho hình thức này đã giảm đi rất nhiều và theo những quan sát của mẫu thì hầu nhƣ không có hộ nào tham gia hụi.
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả
Hình 4.4: Cơ cấu các hình thức tiết kiệm của nông hộ
Tiết kiệm hội phụ nữ 0,5%
Mua vàng 59% Khác
33