Các đặc điểm về nhân khẩu học của nông hộ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Dƣới đây là mô tả khái quát về các đặc điểm nhân khẩu học cơ bản của mẫu quan sát:

Bảng 4.1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số (ngƣời) Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 99 97,1 Nữ 3 2,9 Nghề nghiệp Nội trợ 1 1 Làm ruộng 92 90,2 Công chức, viên chức 9 8,8 Dân tộc Kinh 76 74,5 Khmer 26 25,5

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả khảo sát, 2013

Qua số liệu thống kê từ 102 quan sát cho thấy, phần lớn ngƣời chủ hộ trong gia đình là nam giới chiếm 97,1%, số chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 2,9%. Điều này có thể lý giải, vì ở nông thôn kinh tế từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu ở đa số trong các hộ gia đình, thông thƣờng các công việc đồng án đều là do nam giới phụ trách, cộng thêm quan niệm từ xƣa đến nay của ngƣời Á Đông thì ngƣời trụ cột trong gia đình là ngƣời đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.

23

Nghề nghiệp chính của số đông chủ hộ là làm ruộng chiếm 90,2%, một số khác là công chức, viên chức chiếm 8,8% và số ít còn lại là nội trợ với 1% trong tổng số. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều là ngƣời địa phƣơng sinh sống từ lúc nhỏ đến nay, ruộng đất canh tác đƣợc thừa kế qua các thế hệ và làm ruộng có thể đƣợc xem nhƣ một nghề cha truyền con nối.

Trong 102 mẫu khảo sát thì dân tộc kinh chiếm hơn một nữa 74,5%, còn lại là dân tộc Khmer với 25,5%. Trong quá trình khảo sát tác giả chọn một số địa phƣơng có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp và tại các địa phƣơng này có lại nhiều dân tộc Khmer sinh sống nên tỷ lệ dân tộc Khmer trong mẫu cao hơn so với tổng thể theo thống kê của huyện.

Bảng 4.2: Một số đặc điểm nhân khẩu học khác của nông hộ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Tuổi của chủ hộ (năm) 31 70 47,19 9,078

Nhân khẩu (ngƣời) 3 7 4,35 0,981

Số lao động (ngƣời) 2 7 3,12 1,128

Số ngƣời phụ thuộc (ngƣời)

0 3 1,24 0,858

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả khảo sát, 2013

Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy, độ tuổi của chủ hộ dao động từ 31 đến 70 tuổi, độ tuổi trung bình là 47 tuổi. Có thể nhận xét rằng, với độ tuổi trung bình này thì sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất cũng nhƣ các quyết định trong kinh tế của gia đình.

Về số nhân khẩu, đây là biến có ảnh hƣởng khá quan trọng đối với lƣợng tiết kiệm của hộ gia đình, theo nhƣ dự đoán số nhân khẩu sẽ tỷ lệ nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, gia đình càng nhiều ngƣời thì chi tiêu sẽ càng tăng và nhƣ thế sẽ làm giảm lƣợng tiền tiết kiệm. Qua số liệu thống kê đƣợc cho thấy, số nhân khẩu trung bình trong mỗi gia đình là 4 ngƣời, dao động từ 3 đến 7 nhân khẩu. Các gia đình ở nông thôn thƣờng có 3, 4 thế hệ cùng sống chung với nhau nên nhiều hộ gia đình có đông nhân khẩu là điều dễ hiểu.

Số lao động trung bình trong mỗi gia đình là 3 ngƣời, hộ có số lao động cao nhất là 7 ngƣời và hộ có số ngƣời lao động ít nhất là 2 ngƣời. Số ngƣời phụ thuộc, đây cũng đƣợc đánh giá là biến có ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Số ngƣời phụ thuộc trung bình trong mỗi gia đình là 1,24

24

ngƣời, gia đình có số ngƣời phụ thuộc cao nhất là 3 ngƣời và thấp nhất là không có ngƣời phụ thuộc. Những gia đình có nhiều ngƣời phụ thuộc thƣờng là những gia đình mới kết hôn có trẻ nhỏ, gia đình có cha mẹ, ông bà lớn tuổi và một vài gia đình có thành viên mắc các bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động.

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ Cấp I 36% Cấp II 40% Cấp III 22% Trên cấp III 2%

Thống kê cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ ở mức cấp I và cấp II chiếm phần lớn lần lƣợt là 36% và 40%, cấp III chiếm 22% và 2% còn lại là trên cấp III. Theo nhƣ độ tuổi trung bình của chủ hộ đƣợc tính ở trên (47 tuổi) thì có thể thấy ở những năm trƣớc đây của độ tuổi này nền kinh tế còn rất khó khăn. Đặc biệt, ở nông thôn hầu hết các gia đình lại rất đông con nên điều kiện đi học là rất ít, đa phần chỉ dừng lại ở cấp I và cấp II, thêm vào đó giai đoạn này nƣớc ta đang trong giai đoạn tăng gia sản xuất bù đắp và hồi phục những tổn thƣơng của chiến tranh để lại, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các thành viên trong gia đình lớn lên đều gắn liền với mảnh ruộng và cây lúa, nhiều ngƣời phải buộc bỏ học để lao động chỉ mong có thể phần nào giảm bớt khó khăn trong kinh tế gia đình lúc bấy giờ vì thế đối với họ lúc này chỉ cần biết đƣợc cái chữ là đủ.

25

Bảng 4.3: Các yếu tố tiện nghi của nông hộ

Chỉ tiêu Có sử dụng Không sử dụng Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Điện thoại cố định hay di động 102 100 0 0

Điện từ hệ thống điện công cộng 102 100 0 0

Nƣớc máy 40 39,2 62 60,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Điện thoại, điện sử dụng từ hệ thống công cộng và nƣớc máy là các yếu tố cơ bản phản ánh phần nào sự tiện nghi trong đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình. Nếu nhƣ trƣớc đây điện thoại, nƣớc máy là những thứ hiếm hoi với những hộ gia đình ở nông thôn thì ngày nay các yếu tố này đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình vẫn chƣa có đƣợc sự đáp ứng một trong số các yếu tố này. Qua thống kê cho thấy, tất cả các hộ đều có điện thắp sáng từ hệ thống điện công cộng. Điện thoại di động đã trở thành một phƣơng tiện liên lạc phổ biến hiện nay nên hầu hết các gia đình đều sử dụng. Về nƣớc máy, số hộ có sử dụng chiếm 39,2% và 60,8% là không có sử dụng, điều này có thể lý giải vì phần lớn các hộ không sử dụng là những hộ ở cách xa với các tuyến đƣờng giao thông trong xã, ấp mà hệ thống dẫn nƣớc thƣờng đƣợc lắp đặt dọc theo các tuyến đƣờng này nên hệ thống nƣớc máy vẫn chƣa đến để đáp ứng đƣợc nhu cầu của các hộ ở nơi đây.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 32)