Đánh giá và so sánh chất lượng tinh cọng rạ 2 giống bò Brahman la

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt lực và chất lượng tinh trùng sau rã đông ở 30 giây, 2 phút, 5 phút của 2 giống bò brahman lai và limousine (Trang 44)

và Limousine

4.2.1 Hoạt lực tinh trùng

Trong đánh giá tinh cọng rạ, hoạt lực tinh trùng thường xếp theo thang điểm 0 – 1 tương ứng với 0 – 100%. Hoạt lực tinh trùng kết hợp với tổng số tinh trong cọng rạ sẽ có được tổng số tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng trong cọng rạ đó.

Chỉ có tinh trùng tiến thẳng mới tham gia vào quá trình thụ tinh. Chính vì vậy phần trăm tinh trùng tiến thẳng được xem là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá 1 liều tinh dùng trong GTNT.

Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào từng cá thể đực giống và được đánh giá thông qua khả năng hoạt động của tinh trùng nên chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: mùa vụ, môi trường pha loãng tinh dịch, sức kháng đông của tinh trùng... Kết quả đánh giá hoạt lực tinh trùng trong cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine được trình bày ở Bảng 4.3:

Bảng 4.3: Hoạt lực trung bình tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine

Giống bò A A đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ

(%)

N Mean±SE (%) N Mean±SE (%)

Brahman lai 10 58,800a ± 5,138 10 58,800a ± 5,138 100

Limousine 9 62,333a ± 5,025 9 62,333a ± 5,025 100

Ghi chú: các giá trị trong cùng một cột mang ký hiệu a giống nhau thì không sai khác nhau ý nghĩa (p>0,05)

Kết quả cho thấy hoạt lực tinh trùng trong một cọng rạ của giống Limousine và giống Brahman lai gần như tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 62,333±5,025% và 58,800±5,138%.

So sánh kết quả thu được với tiêu chuẩn Nông Nghiệp Việt Nam 10TCN 531 – 2002, sau khi rã đông hoạt lực tinh trùng phải từ 40% trở lên mới được xem là đạt tiêu chuẩn. Kết quả thu được: hoạt lực tinh trùng trung bình trong 1 cọng rạ của giống Limousine là 62,333±5,025% và giống Brahman lai với hoạt lực đạt 58,800±5,138%. Tuy nhiên sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Sau khi sản xuất tinh cọng rạ, chất lượng tinh dịch cần phải được kiểm tra và đánh giá định kỳ và sản phẩm nên được đánh giá lại trước khi gieo tinh.

Qua Bảng 4.3, có thể kết luận tinh cọng rạ sau rã đông của bò đực giống Limousine và Brahman lai rất ổn định với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn đều đạt 100%. Qua kết quả xử lý số liệu cho thấy chất lượng hoạt lực của giống Limousine tương đương so với giống Brahman lai. Như vậy, tinh cọng rạ giống Limousine và Brahman lai có chất lượng hoạt lực sau rã đông đều đạt 0,6 điểm sau khi so sánh với thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng ở Bảng 3.1:

4.2.2 Tỷ lệ tinh trùng sống

Tỷ lệ tinh trùng sống là tổng số tinh trùng sống trên tổng số tinh trùng có trong tinh dịch.

Tỷ lệ tinh trùng sống và hoạt lực tinh trùng có ảnh hưởng tương quan qua lại với nhau, thường thì nếu tinh trùng sống cao thì hoạt lực tinh trùng sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp tỷ lệ tinh trùng sống cao nhưng hoạt lực lại thấp. Hoạt lực tinh trùng chỉ bao gồm những tinh trùng có hoạt động tiến thẳng, còn tỷ lệ tinh trùng sống bao gồm cả những tinh trùng tiến thẳng, tinh trùng lắc lư hay thậm chí là chúng không di chuyển nhưng vẫn chưa chết.

Qua thí nghiệm đánh giá tinh cọng rạ thuộc 2 giống bò Brahman lai và Limousine thu được kết quả trình bày trong Bảng 4.4:

Bảng 4.4: Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh cọng rạ sau thời gian rã đông của 2 giống bò Brahman lai và Limousine

Giống bò Tỷ lệ tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) N Mean±SE (%) N Mean±SE (%) Brahman lai 10 96,300a ± 1,252 10 96,300a ± 1,252 100 Limousine 9 95,333a ± 2,449 9 95,333a ± 2,449 100

Ghi chú: các giá trị trong cùng một cột mang ký hiệu a giống nhau thì không sai khác nhau ý nghĩa (p>0,05)

Kết quả đánh giá cho thấy tỷ lệ tinh trùng sống của 2 giống bò khá cao và ổn định. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của giống Brahman tương đương với giống Limousine (96,300±0,396% so với 95,333±0,816%). Sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05).

Tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn là những lần kiểm tra có tỷ lệ lớn hơn 88% (theo tiêu chuẩn Việt Nam 10TCN 531 – 2002 tỷ lệ tinh trùng chết phải nhỏ hơn 12% trong một cọng rạ mới đạt tiêu chuẩn). Qua đánh giá, tỷ lệ tinh trùng sống trung bình đạt chuẩn của cả 2 giống bò Brahman lai và Limousine ổn định ở mức lần lượt là 96,300±0,396% và 95,333±0,816% với

tỷ lệ đạt chuẩn của cả 2 đều là 100%. Theo Hà Văn Chiêu (1999), yếu tố khiến tinh trùng chết nhiều nhất sau khi rã đông là sức kháng nhiệt của cá thể tinh trùng. Nhưng sự sai khác ở số liệu thu thập được không mang ý nghĩa thống kê rõ ràng (P>0,05).

Dựa vào kết quả đánh giá có thể đưa ra kết luận, cả 2 giống bò có tỷ lệ tinh trùng sống tương đương nhau và có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn tối đa (100%).

4.2.3 Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng (C) là tổng số tinh trùng có trong một cọng rạ. Nếu như trong tinh nguyên nồng độ tinh trùng có một ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định lượng môi trường pha loãng và số cọng rạ sản xuất có thể sản xuất đối với 1 liều tinh. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt lực tịnh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống. Theo Đinh Văn Cải (2007), để thực hiện một lần gieo tinh nhân tạo cần ít nhất 10 triệu tinh trùng tiến thẳng, điều này dẫn đến việc trong một liều tinh cọng rạ phải có nhiều hơn 2 lần số tinh trùng tối thiểu mới đảm bảo số tinh trùng tiến thẳng trên. Điều này phù hợp bởi vì theo Nguyễn Thị Thu Hòa (2008) thí nghiệm trên giống bò Zebu, tinh dịch sau khi rã đông ở điều kiện bình thường (nhiệt độ nước ở 35 – 38oC, thời gian rã đông là lớn hơn hoặc bằng 30 giây) thì hoạt lực của tinh trùng vào khoảng 40 – 41%.

Sau khi đánh giá 19 cọng tinh thuộc 2 giống bò Brahman lai và Limousine thu được kết quả trình bày ở Bảng 4.5:

Bảng 4.5: Nồng độ tinh trùng trung bình trong tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine

Giống bò C (triệu/cọng rạ) C đạt tiêu chuẩn (triệu/cọng rạ) Tỷ lệ (%) N Mean±SE (%) N Mean±SE (%) Brahman lai 10 20,938a ± 4,190 1 28,75a ± 0,00 10 Limousine 9 23,750a ± 4,901 3 29,38a ± 1,65 33,33

Ghi chú: các giá trị trong cùng một cột mang ký hiệu a giống nhau thì không sai khác nhau ý nghĩa (p>0,05)

Từ kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy nồng độ tinh trùng trung bình trong tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine lần lượt là 20,938±4,190 triệu tinh trùng và 23,750±4,901 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, sự sai khác giữa các giống không mang lại ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05).

Khi so sánh kết quả trên với tiêu chuẩn Nông Nghiệp Việt Nam 10TCN 531 – 2002, tiêu chuẩn quy định trong một liều tinh cọng rạ phải có ít nhất 25

triệu tinh trùng/cọng rạ thì mới được xem là đạt chuẩn. Kết quả kiểm tra cho thấy: giống Brahman lai đạt chuẩn 10% và giống Limousine đạt chuẩn hơn 33,33%. Vì chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu còn lại. Tuy nhiên, nồng độ tinh trùng trong cọng rạ không đạt chuẩn có thể do sai sót trong quá trình pha loãng tinh dịch hoặc có thể là những thao tác của con người trong việc sản xuất tinh cọng rạ không đúng quy trình kỹ thuật.

Từ phần thảo luận trên có thể, nồng độ tinh trùng trung bình trong một cọng rạ của các giống bò gần như là như nhau, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của giống Limousine là 33% qua kiểm tra đánh giá trong khi Brahman lai chỉ đạt 10%.

4.2.4 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) được đánh giá bằng phương pháp đếm ngẫu nhiên 300 cá thể tinh trùng trong nhiều vi trường khác nhau. Đối với tinh cọng rạ chỉ tiêu này đặc biệt được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu thai trong GTNT. Nếu tinh trùng kỳ hình thì sẽ không thể tham gia vào quá trình thụ tinh. Chỉ tiêu này và chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Thường thì tỷ lệ kỳ hình cao thì hoạt lực sẽ thấp và ngược lại (Đinh Văn Cải, 2007). Việc đánh giá chỉ tiêu này cũng được thực hiện định kỳ 1 lần/tháng ở các trung tâm giống để đảm bảo trong quá trình bảo quản và rã đông không xuất hiện thêm tinh trùng kỳ hình (Nguyễn Thị Thu Hòa, 2008).

Qua thí nghiệm đánh giá tỷ lệ kỳ hình trong tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine thu được kết quả trình bày ở Bảng 4.6:

Bảng 4.6: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình trong tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine

Giống bò K K đạt chuẩn Tỷ lệ (%) N Mean±SE (%) N Mean±SE (%) Brahman lai 10 2,600a ± 0,843 10 2,600a ± 0,843 100 Limousine 9 2,667a ± 1,803 9 2,667a ± 1,803 100

Ghi chú: các giá trị trong cùng một cột mang ký hiệu a giống nhau thì không sai khác nhau ý nghĩa (p>0,05)

Theo kết quả đánh giá, tinh trùng kỳ hình của giống Limousine cho kết quả là 2,677±1,803% tương đương với giống Brahman lai có tỷ lệ 2,600±0,843% . Tuy nhiên ở chỉ tiêu này, khi tỷ lệ kỳ hình càng cao thì tinh dịch đó sẽ càng kém chất lượng.

So sánh với kết quả thu được với tiêu chuẩn Nông Nghiệp Việt Nam 10TCN 531 – 2002, thấy rằng tất cả các mẫu tinh cọng rạ đều đạt yêu cầu.

Theo tiêu chuẩn quy định thì tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong cọng rạ phải nhỏ hơn 20%. Kết quả so sánh cho thấy tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của các giống đều là 100%. Số liệu thu thập được không mang ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05).

Bên cạnh việc tiêu chuẩn đã đặt ra trên tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, chỉ tiêu này còn kèm theo một chỉ tiêu phụ khác đó là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở đầu không được vượt hơn 5% (tức là K đầu ≤ 5%).

Trong quá trình thí nghiệm đã thu được kết quả một số loại kỳ hình phổ biến của cá thể tinh trùng được trình bày ở Bảng 4.7

Bảng 4.7: Tỷ lệ kỳ hình phổ biến ở tinh cọng rạ thuộc 2 giống bò Brahman lai và Limousine

Qua đánh giá 19 mẫu tinh cọng rạ của 2 giống bò Brahman lai và Limousine thu được kết quả cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở đầu không cao. Tỷ lệ kỳ hình ở đầu ở 2 giống bò Brahman lai và Limousine lần lượt là: 1% (3/300) và 2,67% (8/300). Kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Kỳ hình ở đầu thường do một số nguyên nhân như sự rối loạn của biểu mô sinh tinh, dịch hoàn bị thoái hóa hay suy sinh sản dịch hoàn, phó dịch hoàn. Tỷ lệ kỳ hình còn lại nằm ở cổ và đuôi. Theo Baltizen (2007) sau khi rã đông tinh dịch được pha loãng, kỳ hình ở cổ, đuôi sẽ xuất hiện nhiều, điều này phù hợp với kết quả thu được khi đánh giá.

Tỷ lệ kỳ hình ở cả 2 giống bò Brahman lai và Limousine qua kiểm tra đánh giá cho kết quả tương đương nhau, tất cả các mẫu kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn 10TCN 531 – 2002.

Tóm lại, các chỉ tiêu như hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tỷ

lệ tinh trùng kỳ hình ở 2 giống Brahman lai và Limousine đều có tỷ lệ đạt

Các dạng kỳ hình phổ biến

Brahman lai Limousine Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đầu to 2 0,67 3 1

Đầu quả lê 0 0 3 1

Đầu nhỏ 0 0 2 0,67 Hai đầu 1 0,33 0 0 Đuôi xoắn 0 0 1 0,33 Đuôi hình đế giày 6 2 5 1,67 Đuôi cuộn 4 1,33 1 0,33 Đuôi gập đôi 10 3,33 9 3 Hai đuôi 1 0,33 0 0 Tổng cộng 24 8 24 8

chuẩn rất cao khi so sánh với tiêu chuẩn 10TCN 531 – 2002. Tuy nhiên, chỉ tiêu nồng độ tinh trùng ở cả 2 giống đều đạt chuẩn với tỷ lệ thấp (Brahman lai là 10% và Limousine là 33,33%). Sau khi so sánh chất lượng tinh cọng rạ sau rã đông của 2 giống bò trong cùng điều kiện và thời gian rã đông (2 phút), ta thấy là không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05) về mặt chất lượng tinh cọng rạ giữa 2 giống bò Brahman lai và Limousine.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt lực và chất lượng tinh trùng sau rã đông ở 30 giây, 2 phút, 5 phút của 2 giống bò brahman lai và limousine (Trang 44)