Trong cùng điều kiện như nhiệt độ rã đông, kỹ thuật kiểm tra, môi trường xung quanh thời gian rã đông tác động đến 2 chỉ tiêu vô cùng quan trọng là hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống. Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu thai sau khi phối giống cho bò cái.
4.1.1 Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng là tỷ lệ số tinh trùng tiến thẳng trên tổng số tinh trùng. Thông thường khi thực hiện GTNT, dẫn tinh viên sẽ thực hiện việc rã đông trong nước ấm với nhiệt độ 35 – 38oC trong 30 giây (Đinh Văn Cải, 2007). Tuy nhiên không phải cọng rạ nào cũng đảm bảo sẽ đạt tiêu chuẩn hoạt lực cho phép (>40%).
Sau khi đánh giá 19 tinh cọng rạ ở thời gian rã đông 30 giây, 2 phút, 5 phút thu được kết quả trình bày ở Bảng 4.1:
Bảng 4.1: Hoạt lực trung bình tinh cọng rạ ở thời gian rã đông 30 giây, 2 phút và 5 phút
Chỉ tiêu Thời gian rã đông
30 giây 2 phút 5 phút A N 19 19 19 Mean±SE (%) 56,368a ± 6,525 60,474a ± 5,264 47,947b ± 6,794 A đạt tiêu chuẩn N 19 19 16 Mean±SE (%) 56,368a ± 6,525 60,474a ± 5,264 50,563b ± 3,898 Tỷ lệ (%) 100 100 84,2
Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng mang những ký hiệu a, b khác nhau thì sai khác nhau (p<0,05)
Dựa vào kết quả thu được ta thấy hoạt lực sau thời gian rã đông 5 phút là thấp nhất ở cả mẫu đánh giá và cũng như những mẫu đạt chuẩn sau khi so sánh với tiêu chuẩn Nông Nghiệp 10TCN 531 – 2002. Tỷ lệ tinh trùng ở mẫu đánh giá và mẫu đạt chuẩn lần lượt là 47,947±6,794% và 50,563±3,898%. Tuy nhiên, không phải mẫu tinh nào sau khi rã đông ở 5 phútđều đạt chuẩn vì qua đánh giá tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chỉ đạt 84,2%. Trong khi đó, đối với những mẫu có thời gian rã đông 30 giây và 2 phút lại cho kết quả cao hơn. Hoạt lực tinh trùng trung bình và hoạt lực trung bình đạt chuẩn lần lượt là 56,368±6,525% và 56,368±6,525%, thêm vào đó tỷ lệ đạt chuẩn rất cao 100%. Tiến hành rã đông ở thời gian 2 phút hoạt lực của tinh trùng tiếp tục được nâng lên với 60,474±5,264% là hoạt lực đánh giá mẫu và 60,474±5,264% là hoạt lực sau khi so sánh với tiêu chuẩn 10TCN 531 – 2002. Qua kết quả xử lý số liệu thu
thập được đều mang ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Vì vậy khi rã đông ở 30 giây và 2 phút cho hiệu quả tương đương nhau và tốt hơn so với khi rã đông ở 5 phút.
Có thể giải thích rằng khi rã đông tinh cọng rạ ở mốc 5 phút với nhiệt độ rã đông là 37oC, tinh trùng có một quãng thời gian dài hoạt động nên đã mất nhiều năng lượng dẫn đến việc hoạt lực của tinh trùng giảm xuống. Ngoài ra, yếu tố môi trường như ánh sáng, những lần lấy mẫu trước đó gây sốc tinh trùng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hoạt lực tinh trùng giảm so với 2 khoảng thời gian trước đó. Chính vì vậy không nên rã đông tinh cọng rạ với thời gian quá dài (>5 phút) sẽ vừa gây mất thời gian mà lại không hiệu quả trong việc GTNT. Thời gian rã đông tối ưu nhất nên là khoảng từ 30 giây đến 2 phút.
Qua đánh giá có thể kết luận: thời gian rã đông ảnh hưởng mạnh đến hoạt lực tinh trùng. Nên thực hiện việc rã đông tinh cọng rạ trong khoảng thời gian 30 giây đến 2 phút để cho chất lượng tinh dịch tốt hơn.
4.1.2 Tỷ lệ tinh trùng sống
Tinh trùng rất nhạy cảm với những sự thay đổi từ môi trường ngoài, nên sau khi rã đông sự thay đổi đột ngột của môi trường và nhiệt độ, khiến cho tinh trùng dễ dàng chết đi.
Sau khi đánh giá 19 tinh cọng rạ ở thời gian rã đông 2 phút, thu được kết quả trình bày ở Bảng 4.2:
Bảng 4.2: Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh cọng rạ ở thời gian rã đông 2 phút
Chỉ tiêu Thời gian rã đông 2 phút
Tỷ lệ tinh trùng sống N 19 Mean±SE (%) 95,842 ± 0,441 Tỷ lệ tinh trùng sống đạt chuẩn N 19 Mean±SE (%) 95,842 ± 0,441 Tỷ lệ (%) 100
Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng sống chiếm tỷ lệ rất cao, hơn 95%. Trong 19 mẫu kiểm tra không có mẫu nào không đạt chuẩn (theo tiêu chuẩn 10TCN 531 – 2002). Vì vậy có thể kết luận: thời gian rã đông 2 phút cho kết quả tỷ lệ tinh trùng sống rất cao, đạt chuẩn của cọng rạ tốt, có thể sử dụng để gieo tinh cho bò cái.