Trên bản đồ hành chính Việt Nam, Thành phố Ninh Bình nằm ở toạ độ địa lý từ 20,160 – 20,40
vĩ bắc, từ 106,140 – 106,30
kinh đông. Địa giới hành chính tiếp giáp:
Phía Bắc giáp xã Ninh Khang, Ninh Mỹ thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Phía Nam giáp xã Ninh An huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Phía Đông giáp xã Khánh Phú, Khánh Hoà huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Phía Tây giáp xã Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Vân thuộc huyện Hoa Lư. Thành phố Ninh Bình nằm ở phía Đông tỉnh Ninh Bình , cách Hà Nội 93 km theo quốc lộ 1 về phía Bắc , cách Thành phố Nam Định 28 km theo quốc lộ 10 về phía Đông Bắc , cách Thành phố Thanh Hoá 60 km về phía Nam ; có tuyến đường sắt Bắc – Nam, có sông đáy chảy qua trên 5 km, sông Vân chảy giữa Thành phố dài 6 km, bao xung quanh về phía Tây nam là sông Vạc, sông Chanh, rất thuận lợi về giao thông. Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị , kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Ninh Bình , nơi thuận lợi trong mối quan hệ , giao lưu với các đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng ; đặc biệt Thành phố Ninh Bình nằm trên trục kinh tế Bắc Nam và là đô thị có vị trí và vai t rò thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH không chỉ của tỉnh Ninh Bình mà còn của cả khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ, vành đai của thủ đô Hà Nội . Các điều kiện tự nhiên của Thành phố Ninh Bình khá thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài.
41
Với điều kiện thuận lợi về giao thông , nhiều tiềm năng du lịch , lại nằm trong khu vực tăng trưởng trọng điểm bao gồm 9 tỉnh phía Bắc, Thành phố Ninh Bình sẽ đáp ứng nhu cầu dịch vụ lễ hội, du lịch tâm linh – văn hoá – sinh thái – lịch sử cho các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội, đồng thời thực hiện được việc trao đổi hàng hoá công nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống, nông sản với các tỉnh lân cận.
Từ những đặc điểm tự nhiên trên có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của thành phố trong nh ững năm tới, tập trung cho phát triển dịch vụ du lịch thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sạch, phù hợp với đô thị. Trên cơ sở đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cũng phải bố trí tương ứng với cơ cấu kinh tế để xác định hướng phát triển.