Quan điểm và phương hướng nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với FD

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 49)

1. Quan điểm.

1.1. Để tạo sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam cần đáp ứng động lực của FDI là tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư cao. Bởi vậy, quản lý nhà nước cần tạo ra môi trường thuận lợi nhằm giảm chi phí sản xuất cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư để tăng năng lực cạnh tranh từ việc khai thác các yếu tố lợi thế so sánh của Việt Nam. Động lực quan trọng nhất của FDI là sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Hiệu qủa đó được thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Vì vậy, muốn gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà cần tạo ra môi trường thuận lợi để kinh doanh có hiệu qủa, thu được tỉ suất lợi nhuận cao hơn hoặc ít nhất phải bằng các nước trong khu vực. Trong xu thế tự do hoá thương mại, mặt bằng giá cả thế giới như nhau, muốn có lãi nhà đầu tư phải giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí đầu vào. Sức cạnh tranh của môi trường đầu tư nước chủ nhà chính là sức cạnh tranh của các yếu tố đầu vào là giá cả lao động rẻ với trình độ cao, các dịch vụ hành chính với giá rẻ, nếu nguyên liệu nhập khẩu thì thủ tục nhập khẩu thuận lợi, thuế giá trị gia tăng thấp. Để khuyến khích hơn nữa, nhà nước có thể bảo hộ thị trường, sử dụng thuế thu nhập để điều tiết lợi ích…Khi lựa chọn giải pháp bảo hộ thị trường phải tính toán kỹ đến lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

1.2. Quản lí nhà nước phải tạo ra được cơ chế vừa phát huy sức mạnh của FDI vừa chuyển hoá các lợi thế này thành sức mạnh nội sinh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam. Trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ thực hiện chuyển giao các công nghệ dễ chuẩn hoá, phổ thông, lạc hậu. Để chuyển đổi công nghệ tiên tiến hơn, theo lý thuyết về khe hở công nghệ và chu kỳ sống sản phẩm, để có thể độc quyền về sản xuất, về thị

trường ở cả 3 giai đoạn chu kì sống của sản phẩm, vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp của Việt Nam là sự lựa chọn loại công nghệ nào? đối với ngành sản xuất nào? từ đối tượng đầu tư nào? giá cả bao nhiêu trong điều kiện bất lợi là thiều vốn phải phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài? để thiệt hại về giá cả là ít nhất, để dẫn tới làm chủ công nghệ.

1.3. Quản lí nhà nước cần thiết kế được các thể chế kiểm soát và giảm khả năng độc quyền của nhà đầu tư nước ngoài. Với sức mạnh độc quyền về công nghệ về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng thay thế các giao dịch thị trường bằng giao dịch nội bộ cho cả các sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuât. Thế mạnh này đem lại lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư, giúp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới. Nhưng chính lợi thế này cũng gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

Với độc quyền về công nghệ, khi góp vốn dưới hình thức chuyển giao công nghệ, nhà đầu tư có thể tính giá cao so với giát thị trường các thiết bị máy móc, vật tư, phí bản quyền, phí tư vấn thiết kế dẫn đến sự thiệt hại cho bên Việt Nam về tỉ lệ góp vốn cùng với tỉ lệ phân chia lợi nhuận trong suốt quá trình kinh doanh và quyền tham gia quản lý.

Với thế mạnh thị trường, nhà đầu tư của công ty đa quốc gia có thể thực hiện chiến lược tài chính áp dụng cho các công ty con ở các quốc gia như nghệ thuật chuyển giá là giá chuyển nhượng hay giá thanh toán hàng hoá dịch vụ giữa hai doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, việc định giá chuyền giao có thể nói là một nghệ thuật quản trị kinh doanh nhằm xác định một mức giá “chuyển nhượng nội bộ” có thể cao hoặc thấp hơn so với giá thị trường trong quan hệ mua bán “sòng phẳng” tuỳ theo mục đích khác nhau.

1.4. Để phát huy sức mạnh của FDI và hạn chế tác động tiêu cực của nó cần nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước. Nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước xét dưới góc độ quản lý nhà nước trước hết cần quán triệt quan điểm các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có được sức cạnh tranh khi nó được phát triển trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bước đầu trên thị trường nội địa và tiến tới trên thị trường quốc tế theo lịch trình mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong khuôn khổ AFTA, trong hiệp định thương mại Viêt-Mỹ và lịch trình cho việc chuẩn bị gia nhập WTO. Chính quá trình cạnh tranh mới tạo ra động lực cho khu vực kinh tế trong nước nâng cao khả năng hợp tác đầu tư, khai thác thế mạnh của FDI về công nghệ, về quản lý và thị trường. Trên cơ sở đó cùng với sự nâng đỡ có trọng điểm của nhà nước để dần từng bước chuyển hoá thế mạnh của FDI thành thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước.

2.1. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước với FDI một cách toàn diện cả vĩ mô và vi mô.

ở tầm vĩ mô, quản lý nhà nước được nâng cao thông qua khả năng vận dụng các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô tạo môi trường đầu tư có hiệu quả cho hoạt động FDI. Đó là các công cụ nhu tỳ giá hối đoái, lãi suất, phát triển hệ thống ngân hàng, tạo sự lành mạnh cho thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường tiền tê và thị trường hàng hoá. Đây là những yếu tố liên quan mật thiết đến hoạt động có hiệu qủa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ở tầm vi mô, tính toàn diện và đòng bộ của hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện ở khả năng hoàn thiện cơ chế quản lý và các thủ tục để điều hành công tác quản lý từ khâu vận động đầu tư hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép, triển khai dự án và quản lý khi dự án đi vào hoạt động trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư vào kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, thế mạnh của FDI và hạn chế tới mức thấp nhất các tiêu cực của nó.

2.2. Thường xuyên quán triệt nguyên tắc hai bên cùng có lợi, xử lý thoả đáng mối quan hệ về lợi ích giữa bên nuớc ngoài và bên Việt Nam .

Quản lý nhà nước với hoạt động FDI vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu kinh tế-xã hội đặt ra, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc và pháp luật Việt Nam.

Lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo trên cơ sở hoạt động kinh doanh có lãi, còn lợi ích của Việt Nam được thể hiện thông quả hiệu quả kinh tế- xã hội khi sử dụng vốn nước ngoài. hiệu qủa sử dụng vốn nước ngoài đối với một quốc gia tiếp nhân vốn đầu tư không chỉ được đánh giá ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà còn phải được đánh giá ở chỉ tiêu tăng hiệu quả của giá trị thu nhập quốc dân

( GNP) và GNP/người.

2.3. Nâng cao vai trò quản lí nhà nước được thể hiện thông qua đổi mới phương pháp hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi hơn, định hướng lâu dài và ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Việc hoạch định chính sách pháp luật áp dụng đối với FDI là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực này. Các chính sách và quy định của pháp luật là cơ sở hình thành nề nếp làm ăn và phương thức kinh doanh của nhà đầu tư bản thân hoạt động kinh doanh là hoạt động có tính dài hạn. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định và đảm bảo tính lâu dài, nếu không sẽ phá vỡ toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Mặt khác, hoạch định chính

sách pháp luật đối với FDI cần tuân theo những thông lệ và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, nhất là những yêu cầu về hội nhập khu vực và toàn cầu làm định hướng lâu dài cho công tác hoạch định chính sách pháp luật.

2.4. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động FDI. Chính các thủ tục hành chính phiền hà phức tạp, rắc rối trong thời gian qua vừa gây nhiều ách tắc và cản trở đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số thủ tục hành chính còn nhiều bất cập có thể kể ra sau đây:  Thủ tục hải quan của Việt Nam gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là thủ tục nhập khẩu, áp giá. Thủ tục nhập khẩu có khó khăn tác động nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả này phủ hợp với thực tế về những phàn nàn trong thủ tục hành chính giấy tờ tại Việt Nam. Trong ba loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp liên doanh phàn nàn nhiều nhất về thủ tục này.

 Việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các doanh nghiệp cho rằng vẫn có khó khăn ở khâu này. Kết luận này cũng đúng đối với việt đánh giá về hoàn tất thủ tục đăng kí.  Các doanh nghiệp có những khó khăn về thủ tục trong nhập khẩu. Trái lại, khi nhận xét về chính sách và quy định và xuất khẩu, số đông các doanh nghiệp cho là ở mức thuận lợi và bình thường. So sánh sự phiền hà của các doanh nghiệp về chính sách xuất khẩu và nhập khẩu cũng cho thấy tỷ lệ than phiền về chính sách xuất khẩu ít hơn tỉ lệ than phiền về chính sách nhập khẩu.

 Hệ thống hành chính của Việt Nam có vấn đề rất lớn, tạo nhiều cản trở trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp cho là hệ thống hành chính của Việt Nam thua kém hơn so với các nước khác trong khu vực. Trong khi 10% cho rằng hệ thống hành chính Việt nam có ảnh hưởng tương tự như các nước khác thì chỉ có 3% số doanh nghiệp, một tỷ lệ rất nhỏ, cho rằng hệ thống hành chính của Việt Nam tốt hơn các nước trong khu vực ASEAN.

Phương hướng cải cách thủ tục hành chính thể hiện ở việc đơn giản hoá các bộ phận trong bộ máy quản lí theo hướng tinh gọn, thực hiện chế độ hành chính theo nguyên tắc “một nửa”, bớt các đầu mối trung gian. Đảm bảo phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương và các cơ quan quản lí ngành, quản lí các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước của các doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, tránh tình trạng gây sách nhiễu đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi giải quyết các thủ tục hành chính.

Quan điểm này thể hiện bằng trách nhiệm và quyền lợi của cơ quan quản lí nhà nước,được quy định rõ ràng, đưqợc thực hiện công khai, dân chủ.

2.5. Đổi mới công tác kiểm tra thanh tra giám sát.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải gắn với mụcđích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả theo qui định của pháp luật. Do đó, hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuyển từ hình thức kiểm tra trực tiếp sang hình thức giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoạt động kiểm tra, thanh tra tránh tình trạng tuỳ tiện làm giảm uy tín và hiệu lực của hoạt động kinh tế, của bộ máy nhà nước và gây tâm lý e ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.

2.6. Tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gắn liền với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Do đó, việc chính phủ mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng việc phê chuẩn các hiệp định quốc tế về đầu tư, thương mại và dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư trong khu vực và toàn cầu, kí kết các hiệp định song phương, phát triển các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một trong những điều kiện quan trọng phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo phạm vi hoạt động rộng hơn cho doanh nghiệp và phát huy hiệu quả hơn tác động của các công cụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w