Tăng cường huy động FDI cho ĐT XDCB dưới hình thức BOT

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 31)

II. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quảnlý nhà nước với FD

Tăng cường huy động FDI cho ĐT XDCB dưới hình thức BOT

Để tăng cường huy động vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới hình thức BOT.

Đầu tư dưới hình thức BOT được nhà nước cho phép từ khi ban hành luật sửa đổi, luật đầu tư nước ngoài năm 1992 và được cụ thể hoá bằng nghị định số

27/CP ngày 23/11/1993 của chính phủ ban hành qui chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao.

Để khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, luật đầu tư nước ngoài 1996 đã đa dạng hoá các hình thức đầu tư theo loại hình này. Đó là hình thứ BOT, BTO, BT. Trong nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1998 ban hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh và hợp đồng xây dựng – chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy chế này những điều kiện ưu đãi nhất đối với hoạt động FDI đã được giành cho nhà đầu tư dưới hình thức này.

Do những điều kiện ưu đãi và đa dạng hoá hình thức đầu tư cùng với những điều kiện khác về đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT.

 Xây dựng KCX - KCN để khuyến khích đầu tư

Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng của hình thức đầu tư này, ngay từ những năm đầu mở cửa, nhà nước đã chú trọng quan tâm hoàn thiện môi trường pháp lý, quy hoạch phát triển và tổ chức xây dựng KCX-KCN.

Tính đến hết tháng 12 năm 1999, cả nước có 67 KCN, KCX và KCNC được thành lập với diện tích là 10454 ha( chưa kể KCN Dung Quất có diện tích là 14000 ha) trong đó:

+ 3 KCX ( Tân Thuận-Linh Trung – Hải Phòng) + 1 KCNC Hoà Lạc

+ 63 KCN.

KCN được cấp giấy phép tập trung cả 3 miền, nhiều nhất là Nam Bộ 40 còn Miền Bắc chỉ có 13 và Miền Trung có 14 KCN. 27 trong 61 tỉnh thành phố có KCN trong đó tập trung nhiều ở vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía nam thành phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.

Có thể nói, đến nay các KCN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Hoạt động của nó đã và đang đem lại những kết quả đáng khích lệ cả về kinh tế và xã hội.

Trong cac KCN và KCX hiện đã có 548 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 6363 triệu USD (chưa kể dự án liên doanh với Nga xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có số vốn đầu tư 1,3 tỉ USD), vốn thực hiện khoảng 2820 triệu USD, một số chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gần 250 doanh nghiệp tư nhân với vốn đầu tư 13 nghìn tỉ VND.

Ngoài ra, khu công nghiệp và khu chế xuất còn tạo ra sự tác động qua lại với doanh nghiệp ngoài KCN và KCX. Quan hệ kinh tế giữa hai khu vực này la

quan hệ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và hàng hoá tiêu dùng. Mối quan hệ này ngày càng phát triển.

Tuy nhiên sự phát triển của KCN, KCX ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế:

+ Trước hết, quy hoạch KCN, KCX chưa hợp lý dẫn đến việc xây dựng và phát triển không theo quy hoạch phát triển chung mà chạy theo số lượng, phong trào, chưa tính đến hiệu quả, dẫn đến tỉ lệ diện tích đất quy hoạch và cơ sở hạ tầng cho thuê thấp, khoảng 20% so với diện tích đất quy hoạch (2000ha/10000ha) và 32% so với quỹ đất dành cho KCN. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến gây lãng phí và ứ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lãng phí nguồn nhân lực. Trong 25 ban quản lý KCN được thành lập thì chỉ có 10 ban quản lý được đi vào hoạt động số còn lại không có việc làm.

Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh, các vùng trong nước và ngay cả trong cùng tỉnh cũng có sự cạnh tranh giữa các cơ quan cấp giấy phép cho các dự án trong và ngoài KCN. Với tình hình cạnh tranh như vậy , có thể làm giảm căn bệnh quan liêu, thủ tục rườm rà của các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư. Mặt khác sự cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể phá vỡ quy hoạch đầu tư của tình, của vùng và cả nước nếu không có sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cơ quan quản lý cấp trung ương.

+ Quy hoạch phát triển KCN không gắn với quy hoạch đầu tư nguôn nhân lực và bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu ngoài KCN phục vụ ăn ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập… của người lao động. Vì vậy phát sinh các vấn đề như: thiếu lao động cung cấp cho KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường, gây tác động tiêu cực nhiều mặt.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w