Phát triển nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh cho môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 33)

II. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quảnlý nhà nước với FD

Phát triển nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh cho môi trường đầu tư

Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước đã không ngừng quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Trước hết, được thể hiện ở việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục-đào tạo từ 1% (năm 1991) lên 2,3% (năm 1996) và 2% trong các năm từ 1997-1999.

Cùng với việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo, nhà nước đã có cơ chế chính sách để huy động nguồn vốn trong dân cũng như của nhà nước để đầu tư cho giáo dục-đào tạo. Có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giành những ưu tiên thích đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục - đào tạo để có được đội ngũ giáo viên yêu nghề và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Chính vì vậy, chất lượng lao động nước ta được nâng cao đáp ứng phần nào nhu cầu về lao động có chuyên môn, kỹ thuật cho nền kinh tế nói chung cũng như khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực nước ta còn có những vấn đề bất cập sau:

+ Thứ nhất, nguồn nhân lực tăng nhanh, cơ cấu trẻ nhưng chất lượng không cao: dân số tuổi lao động nước ta tăng nhanh từ 33,9 triệu người năm 1999 lên gần 50 triệu năm 2003 bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người ( gần 2,65%/năm) tạo mức cung lớn về lực lượng lao động. Trong số lao động có trên 26 triệu người thuộc nhóm từ 15-34 tuổi (nhóm có nhiều ưu thế về sức khoẻ, học vấn, tính năng động). Đây là một yếu tố lợi thế trong phân công lao động quốc tế.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tình trạng thể lực, trình độ học vấn và kỹ năng lao động của người lao động còn nhiều bất cập. Trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động đã tăng lên và ở mức khá nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Tỷ lệ biết chữ chung của cả nước là tương đối cao, số năm đi học văn hoá phổ thông đã tăng nhưng số năm đào tạo nghề lại rất thấp nên lao động có chuyên môn kỹ thuật (gồm từ sơ cấp đến chuyên môn sau đại học) tuy có xu hướng tăng lên hàng năm (4.4 triệu năm 1996 đến 5.2 triệu năm 1999) nhưng tỷ lệ đó so với tổng số lao động lại thấp ( 12.29% năm 1996 và13.87% năm 1999). Điều đó cho thấy sau 4 năm, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật chỉ tăng được thêm 1.56%. Như vậy cho đến nay vẫn còn gần 86% lao động không có chuyên môn kĩ thuật. Tỉ lệ lao động không qua đào tạo so với tổng lao động làm việc trong nền kinh tế nước ta con quá thấp.

Tóm lại, trình độ kĩ thuật, tay nghề kĩ năng, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ lao động Việt Nam còn rất thấp đồng thời ý thức kỷ luật và tinh thần hợp tác làm việc tập thể chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học tuy có tiềm năng trí tuệ cao, tiếp thu nhanh tri thức mới nhưng còn thiếu sự liên kết, thiếu tinh thần hợp tác và thiếu cán bộ đầu đàn, cán bộ giỏi về kinh tế, quản lý, tài chính, ngân hàng, những công trình sư, kỹ sư thực hành giỏi…

+ Thứ hai, cơ cấu nguồn nhân lực nước ta phát triển không phù hợp với nhu cầu về cơ cấu lao động của nền kinh tế cũng như không đáp ứng nhu cầu về lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Một nghịch lý là: trong khi tỉ lệ lao động thất nghiệp của nền kinh tế cao, hàng năm số sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm thì rất nhiều doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài) có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật và quản lý có trình độ nhưng không được đáp ứng. Ví dụ: KCN Đồng Nai mỗi năm cần 60000 lao động có tay nghề trong đó 10% là trung cấp kỹ thuật, 60% là thợ lành nghề, 25-30% là lao động phổ thông nhưng trên thực tế chỉ đáp ứng 9,2% lao động kỹ thuật. ở Đồng Nai

các doanh nghiệp cần tuyển 35000 lao động làm việc nhưng 6 trung tâm xúc tiến việc làm chỉ giới thiệu 10000 người. ở thành phố HCM, theo điều tra của viện kinh tế ở 400 doanh nghiệp và của sổ lao động thương binh xã hội tại 650 doanh nghiệp về nhu cầu lao động năm 1998-2000 cho thấy thiếu trên 27% chuyên gia kỹ thuật và 33% công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, doanh nghiệp thừa 17% lao động không có tay nghề, riêng doanh nghiệp nhà nước thừa trên 30%.

Nguyên nhân của tình hình trên là do công tác dự báo của nhà nước về nhu cầu lao động kể cả số lượng và cơ cấu chưa tốt dẫn đến việc qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế chưa hợp lý, đặc biệt là quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về FDI. Số cán bộ có năng lực trong lĩnh vực này càng thiếu do nhà nước thực hiện chủ trương uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và ban quản lý các KCN-KCX.

Không chỉ thiếu cán bộ quản lý nhà nước có trình độ chuyên môn năng lực và phẩm chất trong các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, số lao động tham gia quản lý trong các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như lao động kỹ thuật, đội ngũ công nhân lành nghề cũng không dáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại lớn của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hạch toán kinh doanh… Người lao động chỉ được hưởng lương thấp vì do năng suất lao động thấp vì không có trình độ chuyên môn cao. Cũng chình vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng lao động nước ngoài và họ được hưởng lương cao hơn so với lao động Việt Nam rất nhiều. Cuối cùng là sự thiệt hại của nhà nước Việt Nam về thất thu ngân sách. Nhìn một cách tổng thể là sự thiệt hại của đất nước Việt Nam khi tham gia hợp đầu tư với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w