Phòng khách sạn 24000 phòng/năm 5000

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 37)

II. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quảnlý nhà nước với FD

11 Phòng khách sạn 24000 phòng/năm 5000

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu Tư - Báo cáo tổng kết 10 năm (1987-1997) về hoạt động FDI tại Việt Nam.

Như vậy công tác ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã có những biến chuyển nhưng chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Hiện trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đòi hỏi công tác này phải có sự chuyển biến về chất.

• Xúc tiến đầu tư, và hướng dẫn hợp tác đầu tư nước ngoài

- Xúc tiến đầu tư là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài để gọi vốn cho các dự án đầu tư theo dự định. Nó bao gồm hoạt động tuyên truyền, quảng cáo về chính sách thu hút đầu tư của nhà nước Việt Nam, các dự án kêu gọi vốn đầu tư của Việt Namđối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian qua, bộ kế hoạch đầu tư đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư một cách độc lập hoặc phối hợp với các bộ các ngành có liên quan như bộ Thương Mại, bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, phòng công nghệ và thương mại Việt Nam, báo đầu tư, đài truyền hình Việt Nam, mang internet để tổ chức các diễn đàn, hội thảo và triển lãm, tuyên truyền, giới thiệu các văn bản đầu từ nước ngoài, sách hưỡng dẫn đầu tư nước ngoài.

Năm 1999 triển khai thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các bộ, ngành, tổng công ty, các cơ quan đại diện của nước ta tại một số địa bàn trọng điểm của nước ngoài để chủ động vận động thu hút FDI.

Để hoạt động hớp tác đầu tư nước ngoài tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả, quản lý nhà nước phải hướng dẫn phía Việt Nambao gồm các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp Việt Namđược phép hợp tác đầu tư nước ngoài.

Theo quy đinh tại điều 2 nghị định 12/CP ngày 18-2-1997, các doanh nghiệp Việt Namthuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức của Viêt Nam thuộc đối tượng nêu tại điều 65 của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Namđáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định đựơc quyền chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài. Đối với những dự án quan trọng, các bộ, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm lựa chọn, bố trí đối tác Việt Namđủ năng lực chuyên môn và tài chính để hợp tác với đối tác nước ngoài, cần phải tổ chức tốt việc lựa chọn đối tác nước ngoài bằng các biện pháp thích hợp như đấu thầu, lựa chọn, sử dụng nhiều biện pháp để kiểm tra năng lực tài chính, tư cách pháp lý của đối tác.

Nhà nước quy định các điều kiện về tư cách pháp nhân, sở hữu tài sản góp vốn, trình độ quản lý với doanh nghiệp nhà nước thuộc các thành phần kinh tế hợp tác với nước ngoài. Đối với một số ngành nghề đòi hỏi chuyên mông sâu như tài chính, ngân hang và một số ngành công nghiệp then chốt, doanh nghiệp Việt Namphải có kinh nghiệm và có khả năng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này.

• * Nhà nước thực hiện thẩm định và cấp giấy phép đầu tư nhằm định hướng hoạt động FDI theo chiến lược phát triển kinh tế.

Công tác thẩm định hồ sơ dự án là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm xem xét một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung của dự án ảnh hưởng trực tiếp tới tính hớp pháp, khả thi và tình hiệu quả của dự án để ra quyết định đầu tư.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước có những cải tiến về thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn và thời gian cụ thể đối với từng cấp được quyền thẩm định cấp giấy phép đầu tư với dự án FDI. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đã có những cải cách mang tính đột phá. Việc cấp giấy phép đầu tư được thực hiện theo một trong hai quy trình:

+ Đăng kí cấp giấy phép đầu tư + Thẩm định cấp giấy phép đầu tư

2.2.Điều hành của nhà nước trong giai đoạn thực hiện dự án .

Trong giai đoạn này, hoạt động quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đã được cấp giấy phép tổ chức triển khai dự án đầu tư. Trong thời gian qua, hoạt động diều hành của cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn này còn nhiều bất cập. Do phân công trách nhiệm không rõ rang, lúng túng dẫn đến buông lỏng quản lý làm cho dự án hoạt động không đúng mức, gấy khó khăn phiền hà cho triển khai dự án. Hoạt động quản lý nhà nước còn thiếu hoặc chưa

chú ý tới việc sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu như kiểm toán giám định, nghiệm thu, đấu thầu. Một số vấn đề về thủ tục cấp đất, thủ tục xây dựng cũng là những nổi cộm gây chậm chễ trong triển khai dự án.

• Về tổ chức bộ máy nhân sự:

Quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức nhân sự của doanh nghiệp và đại diện cho các bên trong hợp doanh thông qua hoạt động của phía Việt Nam trong liên doanh, đặc biệt là khi phía Việt Nam là cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.

Thành viên bên Việt Nam trong hội đồng quản trị doanh nghiệp và trong điều phối hợp tác kinh doanh chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với nước ngoài về việc thực thi các quyết định của doanh nghiệp và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên doanh, trong việc thực thi pháp luật và theo dõi kiểm tra hoạt động của liên doanh theo đúng quy định của giấy phép đầu tư, của pháp luật vn .

Thành viên của Việt Nam trong liên doanh giữ trọng trách lớn, vùa phái cùng đối tác nước ngoài điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa phải đại diện cho Việt Nambảo vệ quyền lợi phía Việt Nam và của nhà nước VN .

Việc bố trí nhân sự là thành viên của bên Việt Nam trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh là do đề bạt từ doanh nghiệp hoặc do từ cơ quan Việt Namđược nhà nước cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đối với nhiều dự án bên Việt Nam liên doanh hoạt động trọng lĩnh vực không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh với nước ngoài. Mặt khác lĩnh vực hợp tác đầu tư với nước ngoài là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, các nhà đầu tư nước ngoài là những người vừa giàu kinh nghiệm trong quản lý điều hành, vừa lắm thủ thuật. Vì vậy, cán bộ Việt Namđược bố trí nhiều người nhưng không đáp ứng được nhu cầu và không làm tròn được nhiệm vụ.

• Cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin phép sử dụng đất theo quy định tại chương IV nghị định 12/CP và thông tư 679/TT của tống cục địa chính ngày 15/5/1997. Vấn đề cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư theo phản ánh của nhà đầu tư nước ngoài còn có những tồn tại sau:

+ Giá thuê đất ở Việt Nam còn ở mức cao so với nhiều nứơc trong khu vực. Nếu tính cả chi phí đền bù, giải toả thì giá đất bị đấy lên cao. Đây là một yếu tố làm giảm sực cạnh tranh thu hút đầu tư.

+ Thủ tục cấp đất còn phức tạp, kéo dài. Theo sự phản ánh của một số doanh nghiệp tại Hà Nội, để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan với 8 chữ kí, trùng lặp nhiều lần của các nhà lãnh đạo cơ quan chức năng thành phố như phó chủ tịch thành phố (2 người) – 3 lần, giám đốc sở địa chính – 3 lần, kiến trúc sư trưởng thành phố - 2 lần.

2.2.Điều hành của nhà nước khi dự an FDI đi vào hoạt động.

* Điều hành của nhà nước về xuất nhập khẩu đối với dự án FDI.

Công tác quản lý xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đảm bảo thực hiện được chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước đối với khu vực FDI, đảm bảo được những ưu đãi khuyến khích của nhà nước về nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư và các phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như ngày càng tạo điều kiện thuật lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

Trong những năm qua, công tác điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những cải tiến đáng kể như xoá bỏ giấy phép xuất nhập khẩu theo từng chuyến hang, cho phép các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần có giấy phép kinh doanh là có thể tham gia xuất nhập khẩu hang hoá theo giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh sau khi đã đăng kí mà số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại các cục hải quan tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh có thể xuất khẩu mặt hàng mới không nằm trong giấy phép kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng cơ hội kinh doanh của mình và có thể phát huy được thế mạnh về khai thác thị trường xuất khẩu.

Mặt khác cùng với việc phân quyền cấp giấy phép kinh doanh và quản lý FDI của bộ kế hoạch - đầu tư cho uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, ban quản lý khu công nghiệp, bộ thương mại và tổng cục hải quan cùng thực hiện phân quyền, điều hành xuất nhập khẩu cho các cơ quan địa phương tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công tác điều hành xuất nhập khẩu trong những năm qua đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI, đã phat huy được phần nào lợi thế trong xuất khẩu của khu vực này. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Nếu như ở giai đoạn 1988-1991, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới xuất khẩu được 52 triệu USD thì năm 1995 là 400 triệu USD và năm 1999 là 2577 triệu USD, nâng tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Namtừ 2,5% năm 1991, 4,3% năm 1992 lên 22,4% năm 1999.

Điều đáng chú ý là trong giai đoạn vừa qua nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị sản xuất hoặc sản xuất thử nên ở khu vực này vẫn còn tình trạng nhập siêu. Hai năm 1995, 1996 mỗi năm nhập siêu trên 1 tỉ USD, từ năm 1997 nhập siêu giảm: Năm 1997 là 900

triệu USD, năm 1998 là 686 triệu USD, 1999 là 825 triệu USD. Tỷ trọng nhập siêu khu vực FDI thường chiếm trên 30% tổng nhập siêu của Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có những biểu hiện sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hang hoá thay thế hang nhập khẩu. Theo thống kê chính thức của bộ thương mại, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của FDI năm 1999 là 2,577 tỉ USD so với doanh thu là 4,6 tỷ USD thì tỉ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm 56% so với doanh thu. Nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì xuất khẩu dầu thô là 2,019 tỉ USD. Như vậy tỷ lệ xuất khẩu các mặt hang còn lại (0.558 tỷ USD) chỉ là 21,6%. Như vậy gần 80% sản phẩm của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu của khu vực có FDI từ 1991 đến 1999

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực có FDI

52 122 257 232 440 1790 1982 2577 3220

2. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực có FDI

- - - 600 1468 2890 2668 3398 4350

3. Chênh lệch xuất nhập khẩu của khu vực có FDI

- - - -368 -1028 -900 -286 -821 -1030

4. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

2089 2580 2985 4054 7255 9185 9361 11523 14300

5. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

2338 2540 3924 5825 11143 11592 11445 11636 15200

6. Chênh lệch xuất nhập khẩu của Việt Nam

-251 40 -963 -1771 -3888 -2407 -2134 -113 -900

7. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư FDI / tổng giá trị xuất khẩu việt nam (%)

2.5 4.35 8.6 5.7 10.8 19.5 21.7 22.4 23.2

8. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu khu vực có vốn đầu tư FDI / tổng giá trị nhập khẩu việt nam (%)

- - - 10.3 18.3 24.9 23.2 -29.2 32.9

9. Tỷ trọng nhập siêu của khu vực FDI / tổng nhập siêu Việt Nam

- - - 20.7 32.3 37.4 32.1 72.6 114.4

Như vậy việc cân bằng xuất nhập khẩu và tiến tới xuất siêu là mục tiêu mang tính nguyên tắc mà các nhà quản lý vĩ mô phải kiên quyết đeo đuổi trong hoạt động điều tiết của mình đối với hoạt động kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó là một trong những yếu tố đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài.

- Quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong khu vực FDI.

Tính đến tháng 9 năm 2003 các doanh nghiếp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu htú trên 40 vạn lao động Viẹt Nam trực tiếp làm việc tại khu vực này với thu nhập hang trăm triệu USD. Đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục vạn lao động trong các ngành phục vụ và dịch vụ khác.

Theo dự toán sơ bộ của các nhà kinh tế, số vốn cần có để tạo ra một chỗ làm của khu vực trong nước là 20 đến 25 triệu đồng (tương đương với 2000$) trong khi đó ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ số vốn thực hiện trên một lao động lớn hơn nhiều lần: năm 1994 là 32.000 $, năm 1996 là 59.000$. Điều này phản ánh là việc làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng ngày càng nhiều công nghệ tiên tiến hơn so với các khu vực kinh tế khác. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động.

Một số kết quả về số lượng và chất lượng việc làm mà khu vực FDI tạo ra cũng như thu nhập của người lao động Việt Namlàm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện những thành công trong công tác quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong lĩnh vực này:

+ Công tác quản lý đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động được chấp hành tốt. Đa số lao động Việt Namlàm việc trong khu vực này đều được đào tạo tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc được gửi đi đào tạo lại ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ sản xuất mới, ngành nghề mới.

+ Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước được cải thiện. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận thức được rằng muốn phát triển sản xuất kinh doanh, làm ăn lâu dài ở Việt Namphải quan tâm đến quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động, phải hợp tác với người lao động, nhất là các tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp.

Tuy nhiên sử dụng lao động trong khu vực FDI còn có những hiện tượng chưa tuân thủ theo pháp luật như vi phạm vấn đề trả lương, thời gian lao động, về sử dụng lao động không kí hợp đồng lao động và đặc biệt vi phạm về nhân

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với FDI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w