1.5.1. Lập kế hoạch
Thực hiện chủ trương của Nhà nước, ngày 25/11/2009, Chủ tịch UBND (Uỷ ban nhân dân) tỉnh đã quyết định phê duyệt bổ sung dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đô thị thị trấn Chờ (Yên Phong) và thị trấn Gia Bình (Gia Bình). Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư hơn 88,289 tỷ đồng, trong đó thị trấn Chờ 42,936 tỷ đồng, thị trấn Gia Bình 25,823 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng thế giới và đối ứng trong nước. Hệ thống cấp nước thị trấn Chờ rộng 18.035 m2, công suất giai đoạn I là 3000m3/ngày đêm, sử dụng nguồn nước mặt sông Cầu tại xã Tam Giang. Ngoài các công trình nguồn, xử lý nước, nhà hành chính, hạng mục phụ trợ, còn có hệ thống đường ống truyền dẫn và phân phối dài hơn 27.000 m phục vụ nước sạch cho 3.913 hộ dân. Tương tự, hệ thống nước sạch thị trấn Gia Bình rộng 8.680 m2, sử dụng nguồn nước mặt sông Đuống tại xã Lãng Ngâm, giai đoạn I, công suất 1.200m3 /ngày đêm. Hệ thống đường truyền dẫn và phân phối dài hơn 30.000 m đáp ứng nước sạch cho 1.897 hộ dân.
Thực hiện các bước triển khai dự án, cuối tháng 2/2010, chủ đầu tư đã phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn được các nhà thầu cho gói thầu thiết kế và thi công hệ thống cấp nước thị trấn Chờ. Đơn vị trúng thầu tại thị trấn Gia Bình là Liên doanh: Công ty cổ phần xây lắp 3 Hải
Dương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư vấn khảo sát địa chất và xây dựng Hải Dương. Song song với việc lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư còn phối hợp với các địa phương tiến hành trích đo bản đồ địa chính để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Phần lớn đất thu hồi thuộc diện tích đất nông nghiệp, hơn nữa, đây là dự án mang tính cộng đồng cao nên nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Ngay từ đầu, công ty đã gửi cho các địa phương thông tin dự án và xin ý kiến khảo sát địa điểm. Công việc khảo sát địa điểm và nhu cầu sử dụng nước sạch được đại diện Ngân hàng Thế giới phối hợp tư vấn thực hiện. Dự án chỉ được thực hiện khi có hơn 60% số hộ dân địa phương có nhu cầu sử dụng nước sạch. Điều này hoàn toàn công khai và do chính nhà tài trợ thực hiện. Xét tiêu chí trên, thị trấn Chờ hoàn toàn thuận lợi, riêng thị trấn Gia Bình có đôi chút khó khăn vì số dân ít hơn nên tư vấn thiết kế đã dành (tính cả) nhu cầu sử dụng cho một số hộ dân thuộc các thôn có đường ống nước sạch chạy qua ở xã Lãng Ngâm. Theo hợp đồng, công trình được thực hiện trong 21 tháng và đến cuối năm 2012 đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương.
1.5.2. Các bƣớc thực hiện
Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế và mức độ ảnh hưởng của các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BTHT – TĐC) đã vận dụng các chính sách về vấn đề này của tỉnh được ban hành hàng năm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng (BAH). Tỉnh Bắc Ninh đã áp giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các hộ BAH được tính theo các điều quy định trong các quyết định của tỉnh năm 2007, 2008 và 2009, gồm các văn bản sau:
- Quyết định số 155/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012
- Quyết định số 171/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/ 2009 UBND tỉnh quy định một số nội dung thực hiện các nghị định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 172/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 1132/2008/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 của UBND tỉnh Ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng
Ban quản lý dự án (QLDA) đã tổ chức các cuộc họp phổ biến thông tin tuyên truyền cho người dân về quy mô dự án, lợi ích của dự án, các tác động dự kiến cũng như các biện pháp bồi thường, hỗ trợ theo chính sách đền bù của nhà nước và của tỉnh. Đại diện Ban QLDA đã xuống từng thị trấn kết hợp với cán bộ địa phương để trực tiếp phổ biến thông tin cho người dân. Tại mỗi thị trấn, Ban QLDA đã tổ chức được 04 cuộc họp tham vấn người dân. Ngoài ra, trong một số trường hợp, Ban QLDA đã mời riêng người BAH lên họp để giải thích khi họ có những thắc mắc chưa hiểu. Việc phổ biến thông tin về dự án cũng được quán triệt thực hiện tuyên truyền trong các cuộc họp ở địa phương.
Theo kết quả điều tra, phần lớn (95%) người dân đều khẳng định là đã dự họp và nghe phổ biến các thông tin về dự án như quy mô dự án, thu hồi đất, chính sách đền bù, các biện pháp khôi phục kinh tế… Điều này đã thể hiện được sự quan tâm của người dân đến dự án.
Thông tin được truyền tải đến với người dân chủ yếu thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố và bản tin. Các hình thức thông tin khác cũng được sử dụng để phổ biến đến người dân như loa đài, phát tờ rơi.
Các cuộc họp đối với người bị BAH đã được ban QLDA và Hội đồng BTHT – TĐC trực tiếp phổ biến thông tin về các ảnh hưởng cũng như các biện pháp bồi thường hỗ trợ. Qua làm việc với Ban QLDA, Hội đồng BTHT-TĐC và người dân, chúng tôi nhận thấy 100% người dân BAH đều có mặt trong các cuộc họp này. Tuy nhiên việc phổ biến thông tin chủ yếu được thực hiện một chiều, người BAH không có nhiều cơ hội để trao đổi, đối thoại với chủ đầu tư và các cấp chính quyền liên quan. Vì vậy, việc tiếp cận thông tin còn bị hạn chế, hoặc chưa được đầy đủ nên ảnh hưởng ít nhiều đến người dân.
Các thông tin về bồi thường, hỗ trợ, khung chính sách đền bù tái định cư của dự án VUWSDP (Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam), cũng như chi tiết các quy định của tỉnh không được chuẩn bị dưới dạng tờ rơi để phát cho người BAH, mà chủ yếu chỉ được phổ biến bằng miệng trong các cuộc họp khiến nhiều người không nhớ các thông tin chi tiết, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp.
Do đó, việc thực hiện phổ biến thông tin cần thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các cuộc họp phổ biến thông tin cần có thời gian và tạo điều kiện để người BAH được trao đổi, thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm, nhất là về đơn giá đền bù và các biện pháp hỗ trợ, khôi phục sinh kế. Việc này cũng chính là đảm bảo quyền lợi cho người BAH, hơn nữa sẽ tránh được các thắc mắc, khiếu kiện không đáng có đối với các cơ quan thực hiện liên quan.
Hoạt động kiểm đếm tài sản BAH
Tại các thị trấn, việc tham gia thực hiện kiểm đếm tài sản BAH bao gồm các thành phần: đại diện ban QLDA, cán bộ Hội đồng BTHT-TĐC, đại diện chính quyền địa phương, cán bộ địa chính thị trấn và đại diện tổ dân phố. Các hộ BAH được thông báo
trước và mời cùng tham gia đo đạc đất, kiểm đếm cây cối, tài sản BAH. Nhóm kiểm đếm thiệt hại đã tiến hành đo đếm và lập biên bản kiểm đếm đối với từng tài sản của hộ dân BAH. Kết quả kiểm đếm được lập thành biên bản với đầy đủ chữ ký của chủ hộ và các bên tham gia. Biên bản kiểm đếm được phô tô gửi cho các hộ BAH để lưu giữ, làm căn cứ đối chiếu khi được chi trả. Việc làm này đã tạo được tính minh bạch trong đo đạc, kiểm đếm.
Lập, thẩm định và phê duyệt phƣơng án đền bù
Việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ yếu do Hội đồng BTHT- TĐC huyện hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với Ban QLDA và chính quyền địa phương và cán bộ địa chính trực tiếp thực hiện, việc thẩm định phương án bồi thường GPMB đều do Hội đồng thẩm định huyện thực hiện. Sau khi có kết quả thẩm định, Phòng Tài nguyên môi trường huyện làm tờ trình, trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB.
Hoạt động thẩm định đã được thực hiện khá tốt, việc áp giá đền bù được Hội đồng thẩm định rà soát kỹ lưỡng và có những chỉnh sửa phù hợp, theo đúng các quy định mới nhất được ban hành về giá đất, hoa màu và vật kiến trúc của tỉnh và huyện dự án.
Hoạt động lập, thẩm định được thực hiện theo đúng quy định đề ra của dự án. Các bước thực hiện tuần tự. Sau khi có phương đền bù, Hội đồng BTHT-TĐC thực hiện niêm yết công khai tại văn phòng của UBND thị trấn và khu dân cư để người BAH được tham khảo, đối chiếu với các quy định về đơn giá, về hỗ trợ…Sau 20 ngày nếu không có ý kiến thắc mắc gì, phương án sẽ được trình UBND huyện phê duyệt.
Như vậy, các bước thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt đã được thực hiện theo đúng các quy định ban hành và thể hiện được tính công khai, minh bạch.
Ngoài ra, khi có thay đổi thiết kế hoặc quy định mới được ban hành, Hội đồng BTHT-TĐC cũng đã kịp thời kiểm kê, đo đạc, lập phương án bổ sung, các bước cũng được lập theo đúng trình tự quy định. Kết quả tham vấn với người BAH được biết, hầu hết mọi người đều được tham vấn phương án BTHT-TĐC, việc này đã thể hiện được tính công khai, minh bạch và tạo được sự đồng thuận của người dân
Tái định cƣ và giải phóng mặt bằng
4.5 Với chủ trương, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến người dân. Các công
trình chủ yếu được đặt tại vị trí đất công hoặc đất nông nghiệp. Mạng tuyến ống thường được lắp đặt dọc theo hành lang đường và vỉa hè nên ít ảnh hưởng tới chiếm dụng đất đai, vật kiến trúc và cây cối hoa màu.
4.6 Thực tế, mức độ ảnh hưởng của dự án đối với các hộ BAH là không
nhiều. Phần lớn các vị trí của công trình cấp nước chỉ phải đền bù đất đai, vật kiến trúc và cây trồng trên đất. Không có hộ BAH nặng phải di dời.
Thắc mắc, khiếu nại và giải quyết thắc mắc, khiếu nại
Trong quá trình giám sát, nhóm tư vấn cũng đã ghi nhận được một số ý kiến thắc mắc của các hộ BAH trong các cuộc tham vấn cộng đồng và tiếp xúc với người dân BAH, tuy rằng những khiếu nại này không có đơn thư gửi tới các cấp chính quyền địa phương. Các thắc mắc chủ yếu là liên quan tới việc tính giá đền bù tài sản thiệt hại như đất và một số công trình kiến trúc thấp, một số trường hợp đã được giải quyết. Những thắc mắc này tập trung ở một số tiểu dự án sau đây:
Trường hợp một hộ dân tại thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, bị thu hồi 47,4m2
đất trồng lúa. Phương án đền bù đã được lập từ năm 2011 và theo đơn giá cũ là 2.370.000 đồng. Tuy nhiên bà Thuần đã không chịu nhận tiền và đề nghị phải theo giá năm 2012. Cán bộ Ban BTHT-TĐC cũng như các bên liên quan đã giải thích nhưng bà vẫn không chịu chấp nhận, đến nay vẫn chưa nhận tiền. Trao đổi với cán bộ Hội đồng BTHT-TĐC, được biết, đây là trường hợp cá biệt vì tất cả đã được thực hiện theo đúng quy định, nên cũng không thể có ngoại lệ, vì như thế sẽ tạo tiền lệ không tốt cho những hộ BAH khác.
Tại thị trấn Gia Bình, nhiều ý kiến cho rằng họ không kiểm chứng được giá đất khi đến tay các hộ BAH có đúng với giá cấp trên đưa xuống không. Nhóm chúng tôi cho rằng Hội đồng BTHT-TĐC cần phải thông tin đầy đủ cụ thể hơn cho người dân để tránh sự nghi ngờ không cần thiết từ phía người dân. Thông tin về các quy định cần được nêu tóm tắt, cụ thể bằng tờ rơi để người BAH có thể tiếp cận được.
Có nhiều ý kiến phàn nàn về việc thi công ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân của Nhà thầu, như đào mương chôn ống xong không san lấp hoàn trả mặt bằng cho người dân, làm ảnh hưởng đến giao thông nội thôn và sinh hoạt của người dân, nhất là thời gian thu hoạch vụ lúa, việc vận chuyển và phơi rơm rạ bị ảnh hưởng rất nhiều.
1.5.3. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của địa phƣơng trong quá trình thực hiện dự án
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận được các ý kiến phản hồi từ chính quyền địa phương, các ý kiến của người dân đều đồng tình với với chủ trương xây dựng hệ thống cấp nước sạch, có thái độ tích cực trong việc ủng hộ dự án. Chính vì vậy mà người BAH sẵn sàng tham gia vào công tác kiểm đếm, ký vào các biên bản có liên quan, nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho dự án. Qua đó có thể thấy rằng người BAH có ý thức chấp hành chủ trương của Nhà nước và của tỉnh về xây dựng các hệ thống cấp nước trong tình trạng thiếu nước sạch như hiện nay, họ sẵn sàng chấp thuận phương án BTHT-TĐC.
Tuy nhiên, theo như kết quả khảo sát với phiếu điều tra tại tỉnh, đa số (82%) người BAH không hài lòng với giá bồi thường, họ thường cho rằng giá bồi thường của nhà nước thấp hơn so với giá thị trường. Ngoài ra một số người BAH không hài lòng với một số nhà thầu thi công chưa thực hiện hoàn trả mặt bằng sau thi công, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Một số hạn chế của dự án mà chúng tôi thấy được như sau:
Tính đến thời điểm tháng 6/2012, tất cả các dự án đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB, tuy nhiên ở một số tiểu dự án vẫn còn những tồn tại như sau:
Hoạt động phổ biến thông tin cho người dân tuy đã được thực hiện tốt, song vẫn còn chưa đầy đủ, các thông tin về bồi thường hỗ trợ phổ biến cho người dân còn chưa được cụ thể bằng văn bản hoặc tờ rơi để người BAH hiểu rõ hơn về chính sách bồi thường hỗ trợ của dự án. Cụ thể, có một số hạn chế trong trong hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin:
+ Việc phổ biến thông tin chủ yếu được thực hiện một chiều, người BAH không có nhiều cơ hội để trao đổi, đối thoại với chủ đầu tư và các cấp chính quyền. Vì vậy, việc tiếp nhận thông tin của người BAH có phần bị hạn chế.
+ Các thông tin và chính sách bồi thường hỗ trợ không được chuẩn bị dưới dạng tờ rơi để phát cho người BAH mà chỉ phổ biến bằng miệng trong các cuộc họp nên nhiều người không nhớ các thông tin chi tiết về chính sách bồi thường hỗ trợ một cách chính