Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Hệ quả xã hội của việc thu hồi đất xây dựng công trình cấp nước (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Chờ, huyện Yên Phong và xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) (Trang 53)

15.2.1 2.2.1. Ngƣời dân không còn ruộng để sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sinh kế bền vững bị ảnh hƣởng

Thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng công trình cấp nước là một việc làm tất yếu để thực hiện dự án. Trong quá trình đó, sẽ có gia đình bị ảnh hưởng ít, có gia đình bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí, có những gia đình bị thu hồi gần hết số ruộng đất vốn đã ít ỏi của mình. Điều đó có nghĩa là, không phải gia đình nào có diện tích đất bị thu hồi nhiều là gia đình đó bị ảnh hưởng nặng nhất, bởi nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ đất bị thu hồi so với số diện tích đất của chính gia đình đó.

Về tỷ lệ đất bị thu hồi của các hộ dân cũng là một vấn đề cần phải bàn tới. Nghiên cứu này phân chia tỷ lệ đất bị thu hồi theo 4 khoảng. Khoảng thứ nhất là có tỷ lệ thu hồi từ 1% đến 25%, khoảng thứ hai từ 25% đến 50%, khoảng thứ ba từ 51% đến 75%, và khoảng thứ tư từ 76% đến 100%. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi tại địa phƣơng.

Theo kết quả thu được, số hộ gia đình có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi ở khoảng thứ nhất là nhiều nhất với 167 hộ (chiếm tỷ lệ 75%), tiếp đến là ở khoảng thứ hai 30 hộ (chiếm 13,5%). Như vậy, tỷ lệ này tương đối cao. Tuy nhiên điều mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là tỷ lệ người dân bị thu hồi đất ở khoảng thứ tư cũng chiếm một con số không nhỏ (6,5% tương đương với 14 hộ nông dân). Điều đó có nghĩa là những hộ gia đình này mất đến 75% ruộng đất hoặc mất hết số ruộng đất của họ. Khi mất hết ruộng đất người dân sẽ không còn ruộng để sản xuất hoặc phải chuyển sang làm những ngành nghề khác. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người nông dân, vì với họ không sản xuất nông nghiệp chính là đã mất việc làm tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình mình. Muốn đảm bảo cuộc sống, bắt buộc họ phải đi tìm một công việc khác. Điều này cũng không hề đơn giản, nhất là trong tình trạng nền kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay, khi ngay cả những người tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học còn thất nghiệp, huống chi những người nông dân vốn có trình độ chuyên môn thấp. Đối với những người còn trẻ tuổi, họ có thể tìm được công việc phù hợp ở trong các xí nghiệp, nhà máy hay các khu công nghiệp..., dù công việc nặng nhọc vất vả nhưng ít nhất họ vẫn còn có cơ hội được làm một

công việc mới. Nhưng đối với những người trung niên, tìm kiếm một công việc thực sự không hề dễ dàng:

Bán hết ruộng đất tôi chẳng biết làm gì cả. Xin vào làm trong các công ty may hay sản xuất da giày làm bảo vệ hay công nhân bốc vác mà người ta không nhận vì chê mình đã quá tuổi, không thể làm việc được cho họ, mặc dù mình vẫn chưa hết độ tuổi lao động” (Nam 49 tuổi, thị trấn Chờ).

Đặc biệt là với những người phụ nữ, họ cũng không dễ dàng tìm được công việc mà mình mong muốn, đành ở nhà làm những việc không tên để những thành viên khác trong gia đình tìm kiếm nguồn thu nhập để chi tiêu trong gia đình.

“Bây giờ cô chỉ biết ở nhà cơm nước, giặt giũ và trồng ít rau trong vườn gọi là không kiếm được ra tiền tiêu thì cũng không phải mất tiền mua thức ăn cho tốn kém” ( Nữ 48 tuổi, thị trấn Chờ).

Hay: “Bây giờ thì còn biết làm gì nữa hả cháu. Giờ bác chỉ ở nhà bế cháu cho các anh chị đi làm được yên tâm thôi” ( Nữ 49 tuổi, xã Lãng Ngâm).

Điều này lý giải tại sao khi được hỏi về mức sống của gia đình thay đổi như thế nào khi dự án được thực hiện thì có tới 148 người trả lời là “cuộc sống khó khăn” hơn, tương đương với 66,7 % .

Bảng 2.9: Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất đến mức sống của ngƣời dân

Mức sống Số hộ Tỷ lệ (%)

-Tốt hơn 45 20,3

-Không thay đổi 29 13,0

-Khó khăn hơn 148 66,7

Tổng 222 100

Lý do mà họ đưa ra là: khi thu hồi đất xây dựng công trình cấp nước, người dân đã mất đi công việc tạo ra thu nhập và cuộc sống ổn định của họ. Mặc dù ai cũng biết hiện nay sản xuất nông nghiệp không phải là nghề tạo ra thu nhập cao để đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người nông dân, nhưng nó lại là một nghề tồn tại và gắn bó lâu dài nhất với người nông dân. Trong tâm thức của họ, nông nghiệp là ngành nghề chính, mặc dù những ngành nghề khác mới tạo ra thu nhập chính nuôi sống cả gia đình họ. Mất ruộng đất, thiếu đất canh tác để tạo ra sản phẩm, họ phải mua gạo ăn. Nhiều người phải đi tìm kiếm công việc mới phù hợp với sức khỏe của họ. Điều đó khiến họ loay hoay, bất an, bởi người nông dân đã quen với công việc đồng áng, với thóc lúa, rơm rạ… Việc thích ứng với cuộc sống mới là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức. Đối với người nông dân, cách sống đó hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm, và với họ thì đó là một “ thất bại” trong sản xuất nông nghiệp và điều đó làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn:

“Từ khi bán đất, gia đình tôi còn có hơn 1 sào để cày cấy. Nhà thì 6 miệng ăn nên chỉ được giữa vụ thì cả nhà đã đi đong gạo để ăn rồi… Gạo thì đắt, mà làm sao lại có chất lượng đảm bảo như gạo nhà mình trồng ra được. Còn ruộng thì không sợ đói, chứ tiền thì tiêu rồi cũng sẽ hết thôi ” (Nam 46 tuổi, xã Lãng Ngâm).

Trong thâm tâm của một số người dân, nếu không phải trường hợp bắt buộc thì họ không muốn bán đi mảnh đất vốn đã gắn bó lâu đời với mình.

Nói thực thì tôi không muốn bán ruộng đâu, nhưng chả nhẽ tất cả người ta bán, lại có mấy nhà không bán sao? Mà không bán không được vì đây là công trình của Nhà nước, mà sau này xây dựng xong lại phục vụ cho chính chúng tôi. Không bán thì người ta (người dân địa phương) nói cho, bảo nhà mình không có ý thức tập thể. Mà bán đi rồi thì tiếc lắm, mà nghĩ cứ thế nào ấy. Nhà làm nghề nông mà lại phải đi đong gạo về ăn” (Nam 61 tuổi, xã Lãng Ngâm).

Việc người dân trả lời cuộc sống của họ “tốt hơn” hay “khó khăn hơn” là do ý nghĩ chủ quan của mỗi cá nhân và đôi khi điều đó chưa hẳn đã hoàn toàn đúng với thực tế. Câu trả lời của họ chưa đủ thuyết phục để chứng minh việc xây dựng công trình cấp nước làm cuộc sống của họ khó khăn. Tuy nhiên, qua những câu trả lời ấy có thể thấy khả năng thích ứng của mỗi người dân trước sự thay đổi cuộc sống, thay đổi môi trường làm việc. Rõ ràng, khi người dân chưa trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là thái độ ứng phó thì họ sẽ rơi vào bế tắc và vòng luẩn quẩn. Đây chính là một điểm cần chú ý khi nhà nước thực hiện một chương trình phát triển cộng đồng mới tại một địa phương, bởi nó chính là một trong những yếu tố đánh giá tác động của một dự án tới cộng đồng cụ thể.

Theo chính sách đền bù của Nhà nước, với những hộ dân bị mất trên 10% diện tích đất nông nghiệp, nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đền bù thiệt hại bao gồm hỗ trợ đào tạo nghề mới, hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới, hỗ trợ vay vốn tín dụng và một số hỗ trợ khác theo nhu cầu của người dân. Theo chính sách này, khi hộ gia đình bị mất ruộng đất thì tùy theo nhu cầu và mục đích của người dân, chính quyền địa phương sẽ mở các lớp đào tạo khác nhau để người dân theo học nhằm đào tạo và tìm kiếm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề này không bắt buộc, người dân có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại phù hợp. Chính vì vậy, đa số người dân đã lựa chọn hình thức đền bù là nhận tiền mặt.

Bảng 2.10: Số tiền hỗ trợ ngƣời dân đƣợc nhận sau dự án

(Đơn vị tính: VN đồng) Chính sách hỗ trợ (đồng) Tổng cộng tiền hỗ trợ Hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm Hỗ trợ ổn định đời sống Hỗ trợ khác -Thị trấn Chờ 746.887.500 85.751.000 9.929.300 842.567.800 -Xã Lãng Ngâm 236.075.000 28.688.000 264.763.000 Tổng 982.962.500 1.144.390.000 9.929.300 1.107.330.800

Nguồn: Số liệu Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Ninh

Khi nhận hỗ trợ đền bù bằng tiền mặt, đa số người dân sử dụng nguồn vốn không phải vào mục đích đầu tư vào sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng có được từ việc nhà nước hỗ trợ, nếu biết sử dụng hợp lý và đúng cách, người dân sẽ không phải lúng túng trong việc tìm kế sinh nhai mà có thể tự tin và thích ứng nhanh với cuộc sống, công việc mới. Mặt khác, khi so sánh mức bồi thường và mức hỗ trợ trên địa bàn thị trấn thì mức hỗ trợ còn cao việc bồi thường đất nông nghiệp (so sánh bảng 2.10 và bảng 2.5 trang 66). Điều này tuy còn nhiều bất cập và chưa thỏa đáng, nhưng có thể thấy được rằng Nhà nước rất quan tâm đến việc ổn định cuộc sống và hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị mất đất. Kết quả đào tạo, hỗ trợ việc làm cho người dân chưa mang hiệu quả chứng tỏ cách làm của địa phương chưa phù hợp. Khi chúng tôi tiến hành cuộc thảo luận nhóm với nhóm cán bộ thực hiện dự án của địa phương, các cán bộ dự án lý giải tình trạng đó là do chính sách

của Nhà nước vẫn chưa thực sự chặt chẽ, đặc biệt là quy định: Người dân được lựa chọn hình thức đền bù và hỗ trợ theo nhu cầu của gia đình mình.

“Chúng tôi biết là việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại địa phương chưa mang lại hiệu quả cao, nhưng điều này chúng tôi biết mà lực bất tòng tâm. Nhà nước có quy định là người dân được lựa chọn hình thức đền bù và hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng hiện vật (được nhận diện tích đất đền bù bằng diện tích đất bị ảnh hưởng). Về việc đền bù, người dân nhận tiền thì không nói làm gì bởi nói thật nếu người dân có nhận hình thức đền bù bằng đất thì chúng tôi cũng không thể thực hiện được, vì hiện nay quỹ đất nông nghiệp của địa phương không còn. Điều tôi muốn nói ở đây là người dân vẫn muốn nhận tiền mặt cho các khoản hỗ trợ. Chúng tôi đã mời người dân đến nhà văn hóa thôn để họp bàn về việc hỗ trợ người dân như thế nào? Làm sao cho hiệu quả nhất, thậm chí chúng tôi còn hứa sẽ mời những chuyên gia giỏi về đào tạo cho người dân nhưng họ không nghe. Họ muốn nhận tiền vì họ bảo không thể kiểm soát được nguồn kinh phí tổ chức lớp học. Họ đã nói như thế thì chúng tôi không thể bắt ép họ đi đào tạo nghề được” (Nhóm cán bộ dự án).

Điều này cũng đồng nhất với kết quả mà chúng tôi thu được khi tiến hành thảo luận nhóm với nhóm người có đất nông nghiệp bị thu hồi tại nhà văn hóa thôn Trác Bút, thị trấn Chờ:

“Các anh/ chị hỏi chúng tôi tại sao không nhận hỗ trợ bằng các hình thức như đi học tại lớp đào tạo nghề ư? Chúng tôi xin thưa rằng: Nếu giả sử, chúng tôi đi học rồi mà học xong vẫn chưa tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với chúng tôi thì làm thế nào? Hoặc giả sử tìm được nghề phù hợp thì ai muốn thuê khi đa số chúng tôi đều đã già rồi, làm được một vài năm nữa chân tay yếu, mắt mờ rồi thì lại phải nghỉ thôi. Hơn nữa mỗi người một ý, người muốn học cái này, người muốn học cái kia nên tốt nhất là chúng tôi nhận tiền. Ai muốn làm gì thì làm, không ảnh hưởng đến người khác vì có những người khá giả, người ta có lương hoặc con cháu người ta cung cấp thì cần gì phải làm cho mệt” (Nhóm người có đất nông nghiệp bị thu hồi, thôn Trác Bút).

Như vậy, có thể thấy rằng để dự án được thực hiện thành công thì không chỉ cần sự đồng nhất ý kiến từ các hộ dân với ban quản lý dự án mà cần phải có cách làm hợp lý và sáng suốt mới đem lại hiệu quả cao nhất. Khi người dân nhận hỗ trợ bằng tiền mặt, người dân có một nguồn kinh phí để tự đầu tư kinh doanh sản xuất những nghề nghiệp, việc làm phù hợp với mình, tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng làm được điều đó, không phải ai cũng biết sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả. Con số 52,2 % lượt người trả lời rằng họ sử dụng tiền đền bù để “mua sắm đồ dùng trong nhà” thể hiện rõ điều đó. Người nông dân sau khi được nhận một khoản lớn tiền đền bù, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, lần đầu tiên cầm trong tay số tiền lớn, không phải ai cũng biết sử dụng một cách hợp lý. Có những hộ gia đình đem trả nợ, mua sắm các tiện nghi trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa… Đó là những đồ dùng cần thiết trong cuộc sống nhưng không phải là việc làm đúng đắn và hiệu quả sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Họ không đầu tư vào tìm kiếm công việc mới để tạo ra thu nhập thì sớm muộn gì số tiền đó cũng sẽ hết và người nông dân lại trở về “trắng tay”. Hệ quả tất yếu của quá trình đó sẽ là thất nghiệp hoặc rơi vào các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm.

15.2.2 2.2.2. Sự bất bình đẳng trong việc hƣởng lợi từ công trình cấp nƣớc: Nhiều hộ dân trong khu vực không bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng vẫn được sử dụng lợi ích của công trình cấp nước

Để dự án được thực hiện thành công, điều tất yếu là phải thu hồi đất để xây dựng hệ thống công trình bao gồm nhà máy, hệ thống dẫn nước tới địa bàn dân cư. Những người có diện tích đất bị thu hồi sẽ nhận được một khoản đền bù bằng tiền mặt tương đương với giá trị diện tích đất mà họ chuyển đổi. Tuy nhiên, khi dự án được thực hiện, có một số gia đình, người dân vẫn không muốn bị thu hồi phần diện tích vốn ít ỏi của gia đình mình. Lý do mà người dân đưa ra là đơn giá đền bù vẫn chưa tương xứng với giá trị phần đất của họ. Mặt khác, dự án được thực hiện trong hai giai đoạn và chia làm nhiều lần đền bù, nhưng giá đất đền bù trong các lần, các năm là khác nhau, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 giá đền bù là 68 triệu đồng/ 1 sào ruộng, bao gồm cả tiền đền bù đất và các khoản hỗ trợ đền bù, tuy nhiên đến năm 2012 giá đền bù lại lên tới 148 triệu đồng/ 1 sào ruộng. Rõ ràng những hộ gia đình nhận đền bù trong năm trước sẽ chịu thiệt thòi hơn những hộ đền bù trong năm sau, mặc dù vai trò của họ trong việc thực hiện dự án này là như nhau, thậm chí còn lớn hơn bởi họ có đồng ý thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì dự án mới có thể nhanh chóng thực hiện được. Ngay trong cùng một dự án, cùng một thời điểm mà đã có sự bất bình đẳng trong việc hưởng lợi, chính điều này làm cho người dân cảm thấy không thỏa đáng:

“Năm trước nhà tôi nhận được 68 triệu đồng tiền đền bù cho 1 sào đất, nhưng năm nay có nhà nhận được 54 triệu mà có mười thước đất. Nhà tôi mất nhiều ruộng đất hơn, nhưng tính ra thì tiền lại nhận được ít hơn” (Nam 42 tuổi, thị trấn Chờ).

Một điều tưởng chừng như phi lý nhưng lại đang diễn ra tại các địa phương. Trong cùng

Một phần của tài liệu Hệ quả xã hội của việc thu hồi đất xây dựng công trình cấp nước (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Chờ, huyện Yên Phong và xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)