nƣớc đến cuộc sống của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu
15.1.1 2.1.1. Điều kiện sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao vì sử dụng nguồn nƣớc sạch từ dự án
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những chỉ số quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Việc cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường sống không chỉ giải
quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe người dân, mà còn ổn định và từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.
Hiện nay, tại một số vùng trong tỉnh Bắc Ninh, nguồn nước người dân sử dụng sinh hoạt chủ yếu lấy từ ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh này là nguy cơ gây nên các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, nước sạch với đời sống nói chung, với các vùng nông thôn trong đó có tỉnh Bắc Ninh, đang là một vấn đề bức thiết.
Chiến lược quốc gia Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 cũng xác định rõ mục tiêu: "Tất cả dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia”[31, tr.04]. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Các chương trình, dự án đã và đang được triển khai thực hiện ở tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình nước sạch Xây dựng nông thôn mới... đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững. Chương trình Xây dựng nông thôn mới đề ra mục tiêu chính là: Cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng.
Hệ thống cấp nước thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thuộc Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 và phê duyệt bổ sung tại Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 25/11/2009. Hệ thống cấp nước thị trấn Chờ rộng 18.035 m2. Ngoài các công trình nguồn, xử lý nước, nhà hành chính, hạng mục phụ trợ, còn có hệ thống đường ống truyền dẫn và phân phối dài hơn 27.000 m phục vụ nước sạch cho 3.913 hộ dân.
Dự án có 3 hạng mục chính, trong đó công trình nguồn, tuyến ống nước thô (hơn 4.000m); mạng đường ống nước sạch (hơn 35.000m) đã hoàn thành từ năm 2012. Riêng công trình trạm xử lý, trước đây theo thiết kế ban đầu được đặt tại thôn Phú Mẫn nhưng do vướng mắc trong công tác GPMB, UBND tỉnh cho phép chuyển sang cánh đồng thôn Trung Bạn (thị trấn Chờ).
Công trình thiết kế và thi công hệ thống cấp nước thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được triển khai thực hiện từ ngày 27/02/2010, tính đến ngày 26/7/2012, sau hơn hai năm thực hiện dự án đã đạt được một số kết quả sau (xem bảng 4):
Bảng 2.1: Kết quả công trình thiết kế và thi công hệ thống cấp nƣớc thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Stt Nội dung công việc Diễn giải
1 Khảo sát thiết kế
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Hoàn thành 100% công tác khảo sát thiết kế bản vẽ thi công
2 Thi công xây lắp Đang thi công tổng thể tất cả các hạng mục: Mạng đường ống truyền tải và phân phối; Mạng đường ống dịch vụ và đấu nối khách hàng; công trình nguồn và tuyến ống nước thô, trạm xử lý nước.
3 Mạng đường ống truyền tải và phân phối nước sạch
Hoàn thành 100% về khối lượng 4 Mạng đường ống dịch vụ và
đấu nối khách hàng
Hoàn thành 100% về khối lượng 5 Công trình thu trạm bơm
nước thô, tuyến ống nước thô
Hoàn thành 100% về khối lượng
6 Trạm xử lý nước Đang triển khai thi công, ước đạt 15% về khối lượng 7 Đấu nối cụm đồng hồ hộ gia
đình
Đấu nối khoảng 2.500 hộ
Nguồn: Báo cáo của công ty TNHH cấp thoát nước Bắc Ninh
Dự án: hệ thống cấp nước thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân địa phương. Trước hết, nó đã giải quyết được các vấn đề về nước sạch cho cộng đồng dân cư, giảm tình trạng sử dụng nước kém chất lượng, nước chưa xử lý, giảm nguy cơ bệnh tật do nước kém chất lượng gây ra. Dự án đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm các chi phí khám chữa bệnh. Ngoài ra, dự án còn phục vụ nhu cầu sử dụng nước của khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Trạm cấp nước thị trấn Gia Bình được xây dựng tại Thôn Môn Quảng, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, do Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Trạm được xây dựng bằng nguồn vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) của Ngân hàng Thế giới (90%) và vốn đối ứng trong nước (10%) với công suất thiết kế là 1200 m3
/ ngày đêm, bao gồm công trình nguồn và công trình xử lý, cấp nước cho khoảng hơn 3000 hộ dân. Công trình này thuộc Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 và phê duyệt bổ sung tại Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 25/11/2010.
Trạm được hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác từ tháng 5/2012. Theo Quyết định phê duyệt ban đầu thì có 8 thôn được cung cấp nước sạch, trong đó: 5 thôn thuộc Thị trấn Đông Bình, 2 thôn thuộc xã Lãng Ngâm, 1 thôn thuộc xã Song Giang của huyện Gia Bình .
(Nhà máy có khả năng cung cấp nước cho toàn bộ nhân dân thị trấn Gia Bình và các vùng lân cận)
Khởi công từ đầu năm 2010, đến tháng 5/2012 công trình được bàn giao đưa vào sử dụng với tổng kinh phí đầu tư hơn 22,6 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới chiếm 90%. Công trình bao gồm các hạng mục chính: trạm bơm nước thô số 1 và trạm xử lý nước (các hạng mục phụ trợ), công suất giai đoạn I là 1.200 m3/ngày đêm; 504 m tuyến ống nước thô và 4.595 m tuyến ống truyền tải đáp ứng công suất cho cả 2 giai đoạn; hơn 53.000m tuyến ống phân phối nước sạch và mạng đường ống dịch vụ, thực hiện đấu nối, cung cấp nước sạch cho hơn 2.000 hộ gia đình đầu tiên theo cam kết sử dụng trong thời kỳ khảo sát thực hiện dự án.
Xã Lãng Ngâm có hai thôn là Ngăm Lương và Ngọc Tỉnh có nghề may mặc, hàng năm tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong thôn. Nhiều hộ sử dụng các loại hóa chất, phẩm màu để nhuộm vải và in họa tiết, hoa văn lên quần áo. Chất thải từ các hoạt động sản xuất này không được xử lý mà xả trực tiếp ra ao, hồ mương ... khiến nguồn nước mặt cũng như nước ngầm tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
“Nếu cuối năm ngoái (cuối năm 2012) cháu về đây sẽ thấy từ đầu đến cuối thôn, các bờ mương nước đen ngòm, ao hồ nhà nào cũng chi chít ống hút nước. Biết là nước bẩn, ô
nhiễm nhưng không còn cách nào khác phải ăn thôi chứ biết lấy đâu”(Nam, 48 tuổi, thôn
Ngọc Tỉnh).
“Mặc dù biết nguồn nước bị nhiễm sắt nhiều, có màu vàng như nghệ, cho dù đã lọc
Người dân chúng tôi chỉ mong các cơ quan chức năng sớm đưa nước sạch về cho người dân sử dụng” (Nữ 52 tuổi, thôn Ngọc Tỉnh).
Hàng trăm hộ dân thôn Ngọc Tỉnh hút nước từ ao, hồ, mương... nhiễm chất thải về lọc sơ sài làm nước sinh hoạt.
“Nguồn nước ở Ngọc Tỉnh ô nhiễm quá nặng. Múc nước giếng khoan lên là ngửi thấy mùi ôxít sắt, nước vàng khè như váng dầu. Bà con chủ yếu tận dụng nguồn nước từ trạm bơm của Môn Quảng khi dẫn vào các đồng ruộng, kênh mương thì bắt ống hút nước về nhà, lọc sơ qua rồi dùng sinh hoạt. Những hộ có điều kiện mua bình chứa nước, hứng nước mưa, hoặc đi mua nước ở nơi khác về ăn” (Nam, Trưởng thôn).
Từ tháng 10/ 2013 đến nay, nhà máy nước thị trấn Gia Bình đã thực hiện dự án cấp nước sạch cho nhân dân thôn Ngăm Lương và thôn Ngọc Tỉnh, xã Lãng Ngâm với hình thức doanh
nghiệp và nhân dân cùng thực hiện. Lắp đặt hơn 12.288 m đường ống các loại từ D32 – D110; 518 hộ dân trên tổng số 750 hộ đã có nước sạch, sử dụng nguồn nước sạch thay thế cho nguồn nước ô nhiễm bởi làng nghề tại địa phương hàng chục năm nay đã tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Qua khảo sát, chúng tôi thấy người dân hai thôn Ngăm Lương và Ngọc Tỉnh rất vui mừng và phấn khởi khi được sử dụng nước sạch.
Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng và vùng lân cận; là một trong những dự án hạ tầng đô thị thiết thực. Sau 2 năm xây dựng, công trình hoàn thành phục vụ tích cực đời sống sinh hoạt của nhân dân, cải thiện môi trường, giảm tình trạng sử dụng nước kém chất lượng và nguy cơ dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm nguy cơ bệnh tật do nước kém chất lượng gây ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
“Trước đây gia đình sử dụng nước giếng khoan. Nguồn nước bị nhiễm sắt nặng, lọc nhiều lần mà ăn uống vẫn không yên tâm. Từ khi có nhà máy, chúng tôi được sử dụng nguồn nước ổn định, bảo đảm vệ sinh mà giá cả lại hợp lý với điều kiện sinh hoạt ở nông thôn” (Nam 56 tuổi, Thôn Ngăm Lương).
Đặc biệt, các công ty, trường học - nơi có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn công nhân, em nhỏ đang học tập và lao động cũng đã được sử dụng nước sạch.
“Nhà trường có gần 300 học sinh, việc dạy dỗ và bảo đảm sức khỏe cho các bé rất quan trọng. Từ khi có nước sạch dùng sinh hoạt hàng ngày, chúng tôi yên tâm nhiều. Qua sử dụng, cô trò thấy nước trong, không có mùi vị khác biệt và được nhà máy cung cấp đủ, ổn định” (Nữ, 48 tuổi, Giáo viên trường mần non xã Lãng Ngâm).
Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân, đồng nghĩa với nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đang là mục tiêu quan trọng mà toàn tỉnh Bắc Ninh đang phấn đấu. Chính vì vậy, dự án cấp nước thị trấn Chờ, huyện Yên Phong và xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình không chỉ có ý nghĩa cấp thiết với nhân dân địa phương mà còn có vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương của tỉnh.
15.1.2 2.1.2. Ngƣời dân tìm ra sinh kế mới, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp
Từ ngàn đời nay, mối quan hệ giữa con người và đất nông nghiệp là mối quan hệ đa chiều, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Người nông dân hàng ngày vẫn sinh sống và làm ăn trên mảnh đất của họ và cuộc sống của người nông dân dường như luôn xoay quanh sự tồn tại và phát triển của mảnh đất đó. Có thể nói, đất nông nghiệp là trung tâm của các mối quan hệ trong xã hội nông thôn, là sự liên kết cuộc sống của họ qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Đó là một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai. Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1/7/2004 đến tháng 9/2009 đã thu hồi gần 750.000 ha đất (hơn 80% là đất nông nghiệp) để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Đất canh tác ở các vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đất canh tác bị mất còn do việc xây dựng và tích nước của các đập hồ thủy điện, làm ngập các thung lũng trồng lúa, vùng đồi trồng cây ăn quả, các cụm dân cư…
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ diện tích đất canh tác thấp nhất thế giới, chỉ chiếm khoảng 0,12%. Trong khi những mảnh đất màu mỡ dần ít đi, nhường chỗ cho những khu công nghiệp, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Mỗi năm Việt Nam mất đi 7.000 ha đất trồng lúa. Do vậy, việc duy trì được diện tích 3,81 triệu ha trồng lúa đến năm 2020 là khó khăn, thách thức rất lớn. Ước tính, cả nước có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp [32, tr.84], như vậy trung bình diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 1.560,4 m2, chưa bằng 1/3 so với Thái Lan và Campuchia [35, tr.3]. Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy, diện tích đất canh tác trung bình của một hộ dân là 0,85 ha, trung bình một hộ có từ 5 đến 7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ dân là khoảng 4,7 km. Ruộng đất phân tán, manh mún đã cản trở tính kinh tế theo quy mô, cơ giới hóa và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất nông nghiệp. Như vậy điều tất yếu là nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Và với một đất nước hơn 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, gắn bó với nông nghiệp thì đây là một vấn đề rất đáng phải quan tâm.
Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm là những khu vực đất đai màu mỡ sản xuất 2 vụ lúa/năm. Nếu tính bình quân đầu người, đất canh tác ở nước ta vào mức thấp nhất thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông thôn. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005 đã tác động tới đời sống của hơn 2,5 triệu người, gồm 628.000 hộ gia đình (khoảng 950.000 lao động). Đáng nói là đất nông nghiệp hiện nay còn rất manh mún với 70 triệu thửa. Diện tích đất trồng lúa giảm. Hiện nay chỉ có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này lại đang giảm một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp người dân sử dụng sẽ ngày càng giảm mạnh [35, tr. 02]
Diện tích đất nông nghiệp đang được sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp của thị trấn Chờ năm 2010 là 5.662.000 m2 trong đó đất trồng cây hàng năm là 5.253.300 m2, đất nuôi trồng thủy sản 408.700 m2
. So với các địa phương khác, diện tích này không phải là nhỏ, nhưng nếu xét mức độ tương quan với dân số toàn thị trấn (13.530 người) thì bình quân diện tích đất nông nghiệp / đầu người lại thấp. Mặt khác từ năm 1997, diện tích đất nông nghiệp lại không được chia