3. Khảo cứu của Nguyễn Đôn phục trên NamPhong tạp chí
3.1.1 Khảo cứu về các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Khảo cứu là một bộ phận chiếm phần không nhỏ trên Nam Phong tạp chí. Đặc biệt là mảng nghiên cứu, bình, ngâm ngợi Truyện Kiều với nhiều tác giả quen thuộc nhƣ Phạm Quỳnh với: “Truyện Kiều” ( NPTC số 30);
“Bài diễn thuyết bằng quốc văn” nhân lễ kỉ niệm cụ Tiên Điền Nguyễn Du (NPTC số 46); Nguyễn Hữu Tạo với bài: “Nghiên cứu và phán đoán Truyện Kiều” và trong số đó không thể không nhắc tới : “Văn chương và nhân vật Truyện Kiều” (NPTC số 58) của Nguyễn Đôn Phục.
Nếu nhƣ Phạm Quỳnh nhấn mạnh vai trò vị trí của Truyện Kiều trong tiềm thức của bạn đọc mến mộ Kiều bằng lối văn lập luật chặt chẽ thì Nguyễn Đôn Phục lại đi vào phân tích bình luận, đánh giá về những nhân vật trong Truyện Kiều bằng hình thức khá mới lạ so với thời điểm lúc bấy giờ đó là thể vấn đáp. Bài khảo của Tùng Vân khá dài, nằm trong mục
“Tản văn” từ trang 302 đến trang 315. Tác giả lôi cuốn hấp dẫn ngƣời đọc đến với nội dung bài khảo của mình khá hấp dẫn độc đáo qua câu chuyện về một vật đồ sứ cổ đƣợc mang ra trang tân trang lại, nhân câu chuyện đò cổ đó mà tác gợi mở nói ra câu chuyện văn chƣơng và các nhân vật trong Truyện Kiều. Nếu nhƣ các nhà biên khảo, nghiên cứu
Truyện Kiều trên các bình diện nhƣ: ngôn ngữ, thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật, hoặc nêu vị trí truyện Kiều trong nền văn học nƣớc nhà… thì Tùng Vân:“Nay tôi xét ra, nhân vật trong Truyện Kiều, thực là một bức tranh đủ mọi vẻ trên nhân thế; những việc nhỏ nhặt không kể chi; song cũng đủ để làm gương cho mắt tục, làm bia cho miệng đời, được sáu vẻ người; nay tôi xin giải ra từng vẻ mà tôi rông rài điểm xuyết ra như thế này”. Sau đó tác giả đƣa ra những lời bàn về các nhân vật.
Thứ nhất là Bàn về cậu Kim Trọng. Với những kinh nghiệm sống tìm hiểu, lập luận với những lí lẽ trong cuộc đời, tác giả cho rằng Kim Trọng là một cậu si tình thiếu phần đoan chính, nếu nhƣ Thúy Kiều mấy lần tìm sang nhà Kim Trọng là tìm về sự đồng cảm tri kỉ, sau những hứa hẹn thề nguyền thì Kim nên “… Ghi tạc những lời sơn hải, rồi liệu về tìm kiếm lấy những cách mối manh; khiến cho cặp sách túi đàn, xứng là con người đạo học…” nhƣng chàng Kim không thể tránh đƣợc những đòi hỏi bản năng của đàn ông “Sao cậu vội bắt chước ai những thói nổi trận mây mưa toan những siêu nền vàng đá như vậy?” khiến mất đi hình tƣợng lí tƣởng về một chàng thƣ sinh.
Thứ hai là Bàn về Thúc Sinh. Sợ vợ là điều mà Tùng Vân luôn nhấn mạnh khi nhắc đến Thúc Sinh. Ông còn cho rằng từ xƣa đến nay vấn đề sợ vợ vẫn là vấn đề rất khó giải quyết, và xét, phân tích hoàn cảnh cụ thể của Thúc Sinh thì thật đáng chê trách làm sao. Ông cho rằng dù trong xã hội hay ở trong chính ngôi nhà của mình ngƣời đàn ông cũng cần có thế lực, có nhƣ vậy mới xứng đáng là ngƣời đấng nam nhi. Cuối cùng bậc thức giả cũng kết luận: “Vậy thời cái cảnh ngộ của Thúc Sinh cũng thực đáng thương. Cái nhân duyên của Thúc Sinh cũng thực đáng tiếc; cái tư cách của Thúc Sinh cũng chỉ thực đáng làm thằng ở, cái giá trị của Thúc Sinh thực không đáng một đồng tiền”.
Thứ ba là bàn về Từ Hải, theo Tùng Vân Từ Hải chỉ là nho nhe ngọn cờ ở Phúc Kiến, tì tàng tiếng súng ở Tích Giang và chiêu tật những tên quan vô lại và thừa cơ cát cứ mây gió biên cƣơng, anh hùng chính nghĩa bấy giờ còn đang lạc quan về chủ nghĩa thái bình. Mọi việc Từ Hải làm mà mọi ngƣời cho rằng là anh hùng bị thất bại không phải do nàng Kiều vô tình hại mà tất yếu cũng sẽ thất bại không sớm thì muộn. Màn báo ân báo oán với những ngƣời tầm thƣờng thì khen ngợi, vỗ tay còn bậc thức giả
xem sẽ cƣời. Ông đã kết luận lại: “Mà anh Từ Hải kia, binh có mười vạn trong tay, sông Ngô bể sở đã tung hoành; trong năm năm trời, chửa nghe một cái thủ đoạn gì đối với thiên hạ cho khả niệm khả quan, chỉ nay thấy “sẵn sàng phượng liễn loan nghi, hoa quan chấp chới, hà y rỡ ràng”đi đón vợ; lại thấy “ba quân chỉ ngon cờ đào, đạo ra Vô tích đạo vào Lâm chi” rộn rịp đi báo ân báo thù; người thức giả xem qua kịch ấy, đã ghê thay cho vận mệnh họ Từ! Ngán thay cho cái uy linh chú Hải! Chứ nô nức gì mà nô nức, vỗ tay gì mà vỗ tay”.
Thứ tƣ bàn về ông Hồ Tôn Hiến. Với con mắt thiên về triều đình nên Tùng Vân cho rằng Từ Hải là quân phản nghịch, chống lại triều đình. Hồ Tôn Hiến là ngƣời dẹp quân phản tặc. Chính vì thế mà trong con mắt của tác giả thì Hồ Tôn Hiến chính là một ngƣời tài giỏi chiến thắng. Ông viết: “Ông Hồ Tôn Hiến đi đánh Từ Hải, bày cơ mưu, dẹp cái kẻ phản đối, để giữ giàng lấy cuộc chính trị và cứu khổ cứu nạn cho dân là phải; quý thay cái mục đích ông Hồ Tôn Hiến! Khen thay cái mưu đồ của ông Hồ Tôn Hiến…”
Với Hoạn Thƣ, Nguyễn Đôn Phục cho là một tay soạn kịch vô cùng khéo léo. Lúc trƣớc có thể bí mật đánh gen một cách thâm độc bằng cách cƣời nói lả lơi, tăm tửu rƣợu chè cùng chồng rồi gọi hoan nô Thúy Kiều – ngƣời tình của chồng ra đàn hầu rƣợu một cách thấu tình đạt lí mà chồng cùng nhân tình chỉ biết âm thầm nhỏ lệ vào trong, đứt từng khúc ruột, quả là đánh ghen thật cao tay. Nhƣng lại khóc lóc sầu thảm, lí luận có tình nghĩa, có lí lẽ thuyết phục với Kiều trong màn báo ân báo oán khiến cho nàng phải động lòng. Hoạn Thƣ thật là một tay soạn kịch và diễn rất tài tình. Tùng Vân nhấn lại: “Vưỡn quan âm mà làm đức phật bà, ai biết đâu là tinh ma mà bày trò quỷ quái…”
Với Thúy Kiều, Tùng Vân luôn ngợi ca là một vị tuyệt thế giai nhân, con nhà danh giá, có tài có sắc nhƣng cớ sao lại “Vướng vào địa ngục
phong tình”, vấp vào “tình dây oan” liệu có phải do “ông xanh xanh đa đoan lắm nhỉ! Độc địa lắm nhỉ!” hay tại bản thân nàng là ngƣời quá giàu tình cảm, dễ đồng cảm và xúc động, tại nàng khóc Đạm Tiên, tại nàng tƣởng nhớ yêu thƣơng chàng Kim rồi thề nguyền đính ƣớc, tại nàng nặng lòng và hi sinh chữ tình để bù đắp cho chữ hiếu, hay tại nàng khuyên Từ Hải ra hàng…. Nguyễn Đôn Phục rất cảm thông thƣơng xót cho số phận cô Kiều hồng nhan mà bạc mệnh, đa đoan đa truân và cho rằng những ngƣời con gái đời sau nên xem Truyện Kiều để đƣợc“Soi qua mảnh gương oan nghiệt tày liếp đó” để rút ra những bài học cho bản thân tránh đƣợc những mối dây tình vô hình oan trái nghiệt ngã.
“Phàm xem truyện chớ thấy mẩu nhỏ nhặt, mà không chịu tìm ra nghĩa lớn lao”. Mẩu nhỏ nhặt ở đây chính là Thúy Vân và Vƣơng Quan. Tùng Vân quan niệm dù chỉ là những chi tiết nhỏ lẻ trong truyện cũng rất quan trọng. Từ những chi tiết nhỏ ấy thôi nhƣng cũng ẩn chứa những điều lớn lao, nếu chúng ta không tỉ mỉ suy xét điều đó đồng nghĩa với việc ta bỏ đi những giá trị to lớn củ tác phẩm. Tác giả cho rằng: “Chao ôi! Khi anh Vương Quan ra màn, trò sẵn đông sẵn vui, khi anh Vương Quan vào màn, trò cũng không vắng không tẻ, thế mới cho biết thân thế anh mười lăm năm không có ảnh hưởng đến xã hội một chút nào. Muốn khen cũng không lấy gì mà khen, chê cũng chẳng có gì mà chê (…) nhà Nho mà như anh Vương Quan thì thật là khả bỉ lắm!”. Bên cạnh lời bình về chàng Vƣơng Quan là lời ca ngợi Thúy Vân, có lẽ trong con mắt của Đôn Phục, ông đánh giá cao nhất là nàng Vân “Cô Thúy Vân thực là một con người đáng quý đáng yêu, đáng mất bao nhiêu tiền cũng nên mua lấy được”
Ông cho rằng tuy tiểu sử của Thúy Vân không có gì sáng chói, rất bình yên nhƣng điều đáng quý ở nàng chính là vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu, có tấm lòng trong trắng hồn nhiên và xứng đáng là con nhà khuê các, êm
lặng nhƣ biển thái bình. Xứng đáng là tấm gƣơng cho con gái chƣa chồng muôn kiếp về sau soi.
Đoạn cuối bài biên khảo, tác giả đề cập đến vấn đề chữ Quốc ngữ với chữ Hán, sự giao tranh giữa cái cũ với cái mới diễn ra quyết liệt thông qua các lời lẽ vấn đáp tranh luận giữa tác giả và đối phƣơng cùng bình luận Truyện Kiều. Phần này chúng tôi đã nói kĩ trong phần quan niệm của tác giả ở chƣơng đầu.
Nguyễn Đôn Phục đã đi vào bàn luận đánh giá về các nhân vật trong truyện đồng thời qua đó nói lên vấn đề văn chƣơng chữ nghĩa, cái mới cái cũ trong giai đoạn giao thời. Bài viết của Tùng Vân đƣợc Nguyễn Đức Thuận – tác giả cuốn luận án tiến sĩ Tìm hiểu văn trên Nam Phong tạp chí
đặt vào một trong những bài khảo cứu hàng đầu về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí. Góp phần làm sáng tỏ những giá trị tuyệt tác của văn chƣơng cụ Nguyễn Du.