Hệ thống những tác phẩm dịch của Nguyễn Đôn Phục trên Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của Tùng Vân - Nguyễn Đôn Phục trên Nam phong tạp chí (Trang 49)

2. Sự nghiệp dịch thuật của Nguyễn Đôn Phục trên NamPhong tạp chí

2.1 Hệ thống những tác phẩm dịch của Nguyễn Đôn Phục trên Nam

Phong tạp chí.

Có thể nói ngƣời ta biết đến tên tuổi của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên báo phần lớn nhờ những bài dịch của ông vô cùng phong phú đa dạng, gồm những bài dịch từ nhiều nguồn nhƣ: văn học Trung Hoa, thơ ca cổ, các bài luận viết bằng chữ Nho của nhiều tác giả khác nhau… chúng tôi sẽ đi vào thống kê sắp xếp phân loại ra thành từng nhóm khác nhau sao cho hợp lí và khoa học.

Nam Phong tạp chí đã dịch và giới thiệu rất nhiều tác phẩm dịch nƣớc ngoài. Nhƣ chúng ta biết giai đoạn đầu và giữa, các dịch giả chủ yếu dịch, giới thiệu tác phẩm văn học nổi tiếng của đất nƣớc Trung Hoa. Giai đoạn sau có thêm những tác phẩm dịch của văn học Pháp và một vài tác phẩm

đƣợc dịch từ một số nƣớc. Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là dịch giả rất bền bỉ kiên nhẫn trong việc dịch văn học Trung Quốc ra chữ Quốc ngữ từ đầu cho đến khi NamPhong khép lại.

Sau khi sƣu tầm, sắp xếp, chúng tôi mạnh dạn sắp xếp những tác phẩm dịch của Nguyễn Đôn Phục ra thành bốn nhóm. Cụ thể nhƣ sau:

Nhóm một: Những tác phẩm nổi tiếng thuộcvề cửa Khổng sân trình

cùng với đồng sự Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến.

Nhóm này gồm hai tác phẩm nổi tiếng: “Mạnh Tử quốc văn giải thích”

“Luận ngữ quốc văn giải thích”

Mạnh Tử là bộ sách quý đƣợc Mạnh Tử và các môn đệ của ông nhƣ: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chƣơng... ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chƣ hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác nhƣ: học thuyết của Mặc Tử, Dƣơng Chu. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm họcChính trị học.

Tâm học: Từ thời Mạnh tử, ông cảm nhận đƣợc một đấng vô hình nên hay nhắc đến trời. Mạnh Tử cho rằng mỗi ngƣời đều có tính thiện do trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành ngƣời lƣơng thiện. Tâm là cái thần minh của trời ban cho ngƣời. Nhƣ vậy, tâm của ta với tâm của trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái tâm, nuôi cái tính, biết rõ lẽ trời mà theo chính mệnh. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lƣơng tâm của ngƣời. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lƣơng tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến Khí Hạo Nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của ngƣời đã hợp nhất với trời. Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ đƣợc phẩm giá tôn quí.

Chính trị học: Mạnh Tử chủ trƣơng: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tƣ tƣởng rất mới trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhƣng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không đƣợc vƣợt ra ngoài pháp luật đó. Ngƣời trị dân, trị nƣớc phải chăm lo việc dân việc nƣớc, làm cho đời sống của dân đƣợc sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành. Chủ trƣơng về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ nhƣng rất hợp lý, làm cho những ngƣời chủ trƣơng quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ đƣợc. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.

Bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.

Mạnh Tử quốc văn giải thích là cuốn sách do Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục đồng dịch. Chúng ta có thể hiểu đó là cuốn sách dịch và giải nghĩa bộ sách Mạnh Tử ra ngôn ngữ văn chƣơng của nƣớc nhà. Cuốn sách này đƣợc dịch, đăng liên tiếp, mở đầu là số 78 đến kết thúc là số 158. Hai dịch giả thƣờng cho đăng trên mỗi số báo chừng khoảng hai, ba hoặc bốn phần nhỏ, trong đó mỗi phần lại đƣợc chia ra làm các đoạn nhỏ hơn. Để có cái nhìn bao quát toàn diện, hiểu sâu sắc hơn cho ngƣời đọc các dịch giả đã trích dẫn nguyên bản chữ Hán sau đó đến dịch âm, dịch nghĩa và chú giải, hết đoạn này mới đến đoạn khác. Mỗi đoạn là trọn vẹn một ý trong lời đối đáp của thầy Mạnh Tử với vua chƣ hầu, học trò hoặc là lời phê bình. Tác phẩm dịch của Tùng Vân, Đông Châu rất tỉ mỉ chi tiết giúp cho ngƣời đọc dễ hiểu dễ nhớ hơn rất nhiều. Toàn bộ những phần dịch trên các số của Nam Phong tạp chí đã đƣợc sƣu tập và in lại

trong hai tập: “Mạnh Tử quốc văn giải thích” in tại nhà xuất bản Trung Bắc tân văn, Hà Nội năm 1932. Đó cũng là tác phẩm độc nhất của Nguyễn Đôn Phục đƣợc sƣu tầm lƣu giữ mà thế hệ sau biết đến.

Luận ngữ là sách sƣu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những câu nói hay của ngƣời đƣơng thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, giữa các thiên không có liên hệ với nhau. Qua cuốn sách này, ngƣời ta hiểu đƣợc phẩm chất tƣ cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông là ngƣời thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, hoàn cảnh của mỗi trò, đôi khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi ngƣời một cách khác nhau.

Ngƣời đọc đánh giá rất cao về giá trị cuốn sách. Trình Y Xuyên - một

nhà Nho đời Tống nói: “Có người đọc xong Luận ngữ mà không thấy gì

cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết”. Bởi vậy, khi đọc Luận ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tƣờng tận, càng suy nghĩ càng phát hiện đƣợc nhiều điều hay

Cũng giống nhƣ Mạnh Tử quốc văn giải thích, trong Luận ngữ quốc văn giải thích Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục và Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cũng trình bày bản dịch gồm 4 phần trong một đoạn dịch. Phần một là chép nguyên văn chữ Hán; phần hai: dịch âm; phần ba: dịch nghĩa; phần bốn: chú giải. Với cách làm tỉ mỉ chu đáo nhƣ vậy dịch giả giúp ngƣời đọc tiếp cận và hiểu Luận ngữ sách một cách dễ dàng hơn. Những bài dịch đƣợc giới thiệu trong 32 số báo từ số 165 đến số 187.

Nhờ có sự hợp lực hai nhân tài mà bạn đọc Nam Phong tạp chí có cơ hội tiếp xúc và hiểu sâu sắc về hai cuốn: “Mạnh Tử” “Luận ngữ”

điều này đã đƣợc Phạm Thị Ngoạn – tác giả cuốn sách “Tìm hiểu Nam

nhiều người không học Hán văn trong nguyên bản mà cũng thấu hiểu được Khổng học, là nhờ ở tác hay dịch phẩm của Nguyễn Hữu Tiến, những tác hay dịch phẩm này được coi là đáng giá nhất…” qua đó ta hiểu đƣợc giá trị và tầm quan trọng của hai bản dịch này. Với riêng chúng tôi, chúng tôi đánh giá rất cao giá trị của hai bản dịch, những giá trị ấy sẽ còn mãi với học giả yêu thích cho dù là ở thời đại nào. Luận ngữ quốc văn giải thích, Mạnh Tử quốc văn giải thích đƣợc coi nhƣ một tƣ liệu một từ điển quý giá cho những ai yêu, tìm hiểu, trân trọng nền Nho học một thời.

Nhóm hai: Dịch Tiểu thuyết, Đoản thiên tiểu thuyết.

Bên cạnh thành công viên mãn với Mạnh Tử quốc văn giải thích

Luận ngữ quốc văn giải thích Nguyễn Đôn Phục còn xuất thƣờng xuyên trên Nam Phong tạp chí khiến nhiều ngƣời biết đến với các tác phẩm dịch thuộc thể loại: Tiểu thuyết, lịch sử tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết…

Nhất nộ vị hồng nhan thuộc thể loại Lịch sử tiểu thuyết đƣợc tác giả Tùng Vân dịch và đăng liên tục trên 9 số từ số 131 đến 140. Tiểu thuyết Tàu kể về thời kì nhà Mãn Thanh diệt nhà Chu Minh vào chủ nƣớc Trung Hoa. Trong thời kì ấy Ngô Tam Quế làm ngƣời chủ động lực, mà ả Trần Viên Viên là ngƣời chủ động. Cho nên một nhà danh sĩ thời ấy là ông Ngô Mai Thôn từng đã quan sát về thời cuộc mà viết thành một khúc hát với nhan đề là Trần Viên Viên khúc để nói lên tình hình thời sự đƣơng thời, trong khúc hát có câu: “Nhất vị nộ hồng nhan” nghĩa là một cái giận nổi lên đùng đùng vì gái hồng nhan. Thông qua câu chuyện ta hiểu ra đƣợc tấm gƣơng thành bại và những nàn sóng khuynh thành. Duy nhân vật Ngô với Trần hai ngƣời là nhân vật tuyệt đại quan hệ về thời kì ấy, nay muốn xét về hai nhân vật ấy phải xét toàn diện hai nhà Minh mạt với Thanh sơ, có nhƣ vậy mới có thể hiệu và thấy thú vị.

Đàn bà đông phương là tác phẩm đƣợc Tùng Vân lựa chọn dịch và cho đăng trên Nam Phong tạp chí từ số 101 đến số 103. Với lí do: “Nay muốn sưu tầm lấy những cái dấu tích người đàn bà bên Đông phương để bảo tồn lấy cái tinh túy trong nữ giới Đông phương, mà tuyển trạch, dịch thuật, biên tập lại thành sách, khiến cho người sau tuy không học chữ nho, nhưng cũng biết ràng giáo hóa đông phương là thế, đàn bà đông phương là thế, nguồn gốc đông phương là thế. Thì trước hết hãy phải sưu tầm dịch thuật những truyện đàn bà nước tàu. Vì nước tàu là nước làm nguồn gốc văn hóa của đông phương…. Người Việt Nam ta xem truyện đàn bà nước tàu là người đông phương xem truyện đông phương, thật là thích hợp…” Nguyễn Đôn Phục đã đã sƣu tầm dịch thuật các vấn đề xung quanh ngƣời đàn bà tàu trong tác phẩm Đàn bà Đông phương. Nội dung của tác phẩm là những sự tích, lí lẽ trong thời trung cổ, cận cổ và cả một phần thời gần gũi với tác giả, tác giả mong muốn những câu chuyện từ xƣa đến nay hay có, dở có, lố bịch có… để làm gƣơng cho mọi ngƣời soi và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống.

Đàn bà Đông phương không phải là tiểu thuyết, mà là 13 câu chuyện nhỏ thực tế trong đời sống nƣớc Tàu đƣợc sƣu tầm lại và dịch nhƣ: câu chuyện về Vợ chồng cậu ấm Trình; Thê thiếp nhà quan Thích tướng quân; Bá doanh phu nhân; Kì nữ Dương Tốn Tốn; Hiếu nữ Nhiếp Tiểu Cô… Với tài năng dịch rất ngắn gọn, cô đọng và sát nghĩa của ông, ngƣời đọc rất dễ tiếp cận câu chuyện, và đặc biệt hơn, khác với những tác giả dịch khác, trƣớc khi vào phần dịch chính bao giờ tác giả cũng có lời giảng giải giới thiệu ngay mở đầu, đó là phần Thuật giả cẩn tự, với những câu chuyện nhỏ có tính li kì, phản ánh vấn đề phức tạp khó hiểu thì tác giả còn chu đáo phụ thêm những lời giảng giải, phán đoán kĩ lƣỡng trong

mục Lời phê bình điều này giúp cho bạn đọc định hƣớng và dễ hiểu tính chất của câu chuyện hơn.

Qúy Phi – ngƣời con gái có sắc đẹp khiến hoa phải thu mình vì hổ thẹn và Tây Thi – một tuyệt thế giai nhân khiến cho chim sa cá lặn đời Đƣờng của Trung Quốc đều xuất hiện trong các tác phẩm dịch của Tùng Vân trong “Qúy Phi diễm sử” “Tây Thi diễm sử”. Tuy nhiên hai tác phẩm có sự khác nhau về nội dung. Nếu nhƣ Qúy Phi diễm sử là tiểu thuyết viết về những vẫn đề xung quanh cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời đẹp Qúy Phi nhƣ: đi tránh nắng, tắm cho con, giận dữ… thì Tây Thi diễm sử lại là tiểu thuyết lịch kể về ngƣời đẹp có liên quan đến lịch sử nhƣ: chƣơng thứ hai: quân Ngô thất bại ở Huề Lý; chƣơng ba: Việt vƣơng khốn thủ ở Cố Kê; chƣơng thứ tƣ: nƣớcViệt dâng cửa xin hòa; chƣơng thứ sáu: Cửa sông Chiết Giang vua tôi tống biệt…. cả hai tác phẩm này đƣợc dịch giả Nguyễn Đôn Phục dịch cẩn thận tỉ mỉ giúp cho độc giả của chúng ta có cơ hội tiếp xúc và hiểu thêm về hai trong nhóm Tứ đại mĩ nhân của đất nƣớc Trung Hoa.

Ngoài ra, Nguyễn Đôn Phục còn dịch và cho đăng rất nhiều tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết nhƣ: Chồng tôi, Bể trần chìm nổi, Gương đẹp đàn bà, Tấm gương tình, Vợ thầy Cử Lư… và bài luận Bàn về chữ tình.

Nhóm ba: Dịch, bàn về các nhân vật nƣớc Tàu.

Ngoài dịch các tác phẩm văn học ra, dịch giả Nguyễn Đôn Phục còn dịch và bàn về những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc xƣa nhƣ: Dƣơng Vƣơng Minh trong Lịch sử về Dương Vương Minh, các nhân vật nổi tiếng về chữ nghĩa khoa cử trong Danh nho nước Tàu.

Vƣơng Dƣơng Minh (1472-1528) tên thật là Thủ Nhân, tự là Bá An là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tƣ tƣởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc. Đồng thời ông còn là ngƣời văn võ song toàn, từng là tƣớng mang

quân đi dẹp loạn nhiều lần. Quê ông ở Chiết Giang nhƣng phải sống ở nhiều nơi khác nhau. Ông từng có thời gian sống ở hang Dƣơng Minh nên ông đuợc ngƣời ta gọi là Dƣơng Minh tiên sinh. Ông đã xây dựng Dƣơng Minh phái, có ảnh hƣởng sâu rộng ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả nƣớc ta. Tiểu sử, con ngƣời cũng nhƣ con đƣờng sự nghiệp của Vƣơng Dƣơng Minh tiên sinh đƣợc nhà văn Nguyễn Đôn Phục dịch, giới thiệu với độc giả tƣơng đối đầy đủ trong bài Lịch sử Dương Vương Minh.

“Hai bậc nhà nho nước Tàu” là tên một tác phẩm dịch của Tùng Vân. Nhờ có tác phẩm dịch của ông mà chúng ta hiểu đƣợc nhiều nhân vật nổi tiếng trong thời quá khứ của đất nƣớc Trung Hoa. Trình Hiệu là bậc đại nho thời nhà Tống, tên tự là Bá Thuần. Hoặc nhƣ Trình Di cũng là một bậc đại nho nhà Tống là em Trình Hiệu, là một ngời có tài giỏi, chí khí. Ngoài ra, còn có thêm nhiều nhân vật nổi tiếng nữa nhƣ: Vƣơng Thông – một kẻ sĩ chân nho ẩn dật thời nhà Tùy, đồng thời là ngƣời đào tạo ra những nhân vật kiến quốc đời nhà Đƣờng; Tiết Dụ - một nhà nho đủ tài kinh bang tế thế ở thời nhà Đƣờng mới khai quốc là học trò của Vƣơng Thông. Đổng Trọng Thƣ là một ngƣời thuần nho đời Tây Hán. Phạm Nịnh với tên tự Vũ Tử– quân tử nho đời Đông Tấn…

Nhóm bốn: Dịch thơ ca cổ.

Nam Phong tạp chí là một tờ báo dịch và giới thiệu thơ cổ Trung Quốc nhiều nhất từ trƣớc đến nay. Cụ thể là mục Văn uyển thu hút đƣợc nhiều cây bút dịch tài giỏi của đất bắc nhƣ: Nguyễn Kiểm, Đàm Xuyên, Trần Sở Kiều, Nguyễn Thế Nức… và Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục đƣợc cho là một trong những dịch giả quan trọng chủ chốt đứng đầu. Ông có số lƣợng tác phẩm dịch thật đáng kính nể với trên dƣới 100 bài thơ cổ từ Nam triều đến Bắc triều, từ đời Tống đến đời Đƣờng, trong đó chủ yếu nhất vẫn là

thơ Đƣờng. Khảo sát mục Văn uyển ta nhận thấy Nguyễn Đôn Phục có một hành trình dịch không hề mệt mỏi bắt đầu từ năm 1922 đến 1934. Sau mỗi bản dịch thơ của ông thƣờng kèm theo lời bình giải và nêu rất rõ ràng bài thơ đó của tác giả nào? Vào đời nào? Nhƣ: “Lên lầu” của Dƣơng

Sĩ Ngạc đời Đƣờng;“Chốn Phong Kiều đêm đậu thuyền” của Trƣơng Kế

đời Đƣờng,“Trên lầu Phù dung tiễn ông Tân Tiệm” của Vƣơng Xƣơng Linh đời Đƣờng….Với tinh thần “bảo tồn lấy thể cách” Tùng Vân rất chú trọng trong việc bản dịch phải giữ nguyên nội dung ý nghĩa cũng nhƣ thể nhƣ bản gốc. Tuy nhiên có một vài trƣờng hợp phá lệ, dịch sang thể loại

Một phần của tài liệu Khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của Tùng Vân - Nguyễn Đôn Phục trên Nam phong tạp chí (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)