7. Giới thiệu luận văn
3.2. Những quan niệm về chữ nho, chữ quốc ngữ và quốc văn đƣơng thờ
thời của nhà nho Nguyễn Đôn Phục.
Sống trong thời đại đầy những biến động cả về chính trị, kinh tế đặc biệt là văn hóa, Tùng Vân cũng có những nhận định đánh giá của riêng
mình. Ông có những quan điểm đánh giá nhìn nhận đúng mức xác đáng về văn hóa văn học của dân tộc nhƣ: Vấn đề về chữ nho và chữ quốc ngữ, quan điểm đánh giá phân loại các nhà nho hay nhận định tầm quan trọng của sự giáo dục đối với mỗi con ngƣời…
Mặc dù xuất thân từ một gia đình nhà nho và bản thân ông cũng là một nhà nho nhƣng ông có những quan điểm rất phân minh rạch ròi về tầm quan trọng vị trí của chữ Nho với chữ quốc ngữ trong cuộc sống và trong lĩnh vực văn hóa văn học. Không giống nhiều nhà nho kì cựu theo sự học cũ luôn đề cao chữ Nho và coi nhẹ chữ quốc ngữ, Nguyễn Đôn Phục luôn đề cao chữ Nho nhƣng cũng đánh giá đúng vị trí tầm quan trọng của chữ quốc ngữ. Với chữ Nho, tác giả cho rằng đó là thứ chữ làm nên linh hồn của dân tộc. Nếu chữ Nho còn thì tinh thần dân tộc còn mà chữ Nho mất thì tinh thần dân tộc cũng vì thế mà không còn. Trong bài:
“Lời phẩm bình sách quốc ngữ trong nhà giáo” in trong Nam Phong tạp chí số 69 Tùng Vân đã khẳng định rõ: “Do lai ngữ ngôn nước ta, phải pha chữ Nho vào mà làm tài liệu; không những để làm tài liệu, lại để làm tinh thần; chữ Nho mất thì tài liệu ngữ ngôn, tinh thần ngữ ngôn nước Nam mất; chữ Nho còn thì tài liệu ngữ ngôn, tinh thần ngữ ngôn nước nam ta còn; cái nguyên nhân ấy nên xét”. Hoặc: “…Dân tộc ta nếu lìa chữ nho ra thì còn gì là quốc túy nữa, bảo rằng bảo tồn quốc văn, nếu lìa chữ nho ra thì còn gì quốc văn nữa…”. ( trích “Vấn đề quốc văn. Nam Phong tạp chí, số 126, năm 1928). Nhƣng không vì thế mà nhà nho Nguyễn Đôn Phục đóng cửa với chữ quốc ngữ. Ngƣợc lại, ông rất cởi mở đón nhận những gì mới mẻ do chữ quốc ngữ mang lại. Tác giả nhận thấy rõ vai trò của loại chữ này: “Nếu văn chương không đủ ngôn ngữ mà giải, sách vở không đủ tài liệu mà làm, thì chắc là trí thức dân tộc ấy một ngày một thấp lui, não chất dân tộc ấy một ngày một xốp nổi, linh hồn dân tộc ấy một ngày một ngẩn ngơ, nòi giống dân tộc ấy một ngày một hao mòn,
lẽ ấy thật là xác nhiên, không còn phải nói ức đạt gì nữa. Cho nên người nào mà đã đem tâm yêu nước, không lo gì bằng lo ngữ ngôn nước mình còn hiếm hoi nghèo ngặt, không mừng gì bằng mừng ngữ ngôn nước mình đã có cơ giàu đủ, có thể dồi dào”. Trích “Lời phẩm bình sách quốc ngữ trong nhà giáo” in trong Nam Phong tạp chí số 69. Hay trong một bài khác ông lên tiếng đòi hỏi cho chữ quốc ngữ một vị trí xứng đáng: “Ước gì khoa học quốc ngữ có địa vị xứng đáng hẳn hoi, khiến cho con trẻ ở các chốn hương thôn được học quốc ngữ, trí thức cũng dễ phổ thông, tinh thần cũng dễ linh hoạt…” với tinh thần không lãng quên chữ Nho, học tập du nhập quốc ngữ ông đã nhận thấy rõ mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa hai loại chữ này: “Chữ Quốc ngữ và chữ Nho đã thành ra một cái vật chất thiên nhiên hòa hợp, không thể lìa nhau ra được; nếu chia lìa chữ Nho ra, thì cái bộ phận chữ quốc ngữ thiếu hẳn đi, kẻ muốn nói câu chuyện cũng ngậm tăm, kẻ muốn viết câu văn cũng gác bút… trong nhạc phủ muốn hát câu thanh tao cũng không có câu mà hát”. Phải chăng đó là những nhận định sâu sắc đúng đắn chuẩn mực, hòa hợp trọn vẹn cả chữ Nho và chữ quốc ngữ của Nguyễn Đôn Phục mà ít thấy đƣợc ở những nhà nho đƣơng thời khác.
Quốc văn trong buổi giao thời là vấn đề thu hút đƣợc nhiều bút lực thuộc cả hai lực lƣợng trƣớc tác cựu học và tân học tham gia bàn luận sôi nổi nhiệt tình. Thƣờng thì các tác giả cựu học hay có những quan điểm trái chiều với những tác giả thuộc lực lƣợng tân học vì vốn kiến thức và nguồn đào tạo của họ cũng khác xa nhau. Ở đề tài này, bằng vốn hiểu biết của mình, Nguyễn Đôn Phục cũng có những quan điểm mà bất cứ tác giả nào nghiên cứu lĩnh lực này cũng không thẻ bỏ qua. Ông bóc tách rất rõ khái niệm quốc ngữ và quốc văn. Tác giả cho rằng quốc ngữ chính là chữ viết và lời ăn tiếng nói của dân tộc, Quốc văn đƣợc làm nên từ nhiều thể loại thuộc về văn học trong “Vấn đề quốc văn”(Nam Phong tạp chí số
126, năm 1928) ông có khẳng định rõ ràng: “Nay hẵng xin nói về phương diện quốc ngữ với quốc văn. Quốc ngữ và quốc văn có riêng hẳn hai phương diện; quốc ngữ có phương diện quốc ngữ; quốc văn có phương diện quốc văn” đồng thời cùng trong bài viết tác giả cũng có những nhận định quốc văn trong thời điểm bấy giờ: “Quốc văn của ta hiện nay đương về thời kì quá độ. Cũng như cái tháng đương ráp hạt, thóc cũ hồ hết, lúa mới còn xanh, tháng ấy là tháng dễ chết đói, lại như chiếc thuyền đương lênh đênh bờ kia đã cách…” thật là một cách nói chân thực giản dị giàu hình ảnh khiến chúng ta ngày nay vẫn thấy gần gũi và dễ hiểu.
Ngoài những quan niệm về chữ Nho chữ quốc ngữ và đánh giá về
quốc văn đƣơng thời ra nhà nho Nguyễn Đôn Phục còn có những quan điểm đánh giá về vai trò tầm quan trọng của giáo dục chữ Tây hay chữ Nho trong: “Phép giáo dục của thầy giáo Tâm” (Nam Phong tạp chí, số 180), và phân chia phái nhà nho khoảng ba mƣơi năm thời kì của tác giả thành ba nhóm nhà văn chính trong bài: “Phái nhà nho khoảng ba mươi năm nay với sự học cũ” (Nam Phong tạp chí , số 195) ở mỗi bài ông có những nhận xét sắc sảo thuyết phục và để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc.