Trong công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí (1917 - 1943), nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký (còn đƣợc ông gọi là du hành):
“Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam Phong, chúng ta có thể làm lại phần nào cuộc hành trình qua tất cả những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du tới cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long tới Huế thơ mộng…”.
Mục du ký trên Nam Phong tạp chí trong suốt 17 năm hoạt động của báo đã tập hợp đƣợc 62 tác phẩm của gần 40 tác giả. Những tác giả ở đây có ngƣời là chuyên nghiệp, có ngƣời chỉ là những cây bút nghiệp dƣ. Họ có thể là tác giả nho học hoặc Tây học, là nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu… Có ngƣời đi vì sự vụ, công vụ, có ngƣời đi là sở thích du lịch. Chính những mục đích, tƣ tƣởng khác nhau của mỗi ngƣời đi đã tạo ra sự phong phú, độc đáo cho các tác phẩm du ký. Có thể nói, mỗi tác phẩm là
một bức tranh hiện thực tƣơi mới, trong đó còn đong đầy dấu ấn, những tình cảm cá nhân chân thành và xúc động của ngƣời đi - ngƣời viết.
Thể du ký trên Nam Phong tạp chí là sự tổng hợp của nhiều tác giả, nhiều chủ đề, đề tài, phản ánh những hiện thực khác nhau. Ngƣời đọc có thể phân loại các tác phẩm này theo chủ thể sáng tác, theo các vùng văn hóa đƣợc giới thiệu trong tác phẩm… Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn trong Du ký Việt Nam đã phân loại du ký thành 5 dòng chính:
- Dòng du ký mang tính quan phƣơng, sự vụ, công vụ. Kiểu du ký này thƣờng do các trí thức, ký giả quan lại ghi chép nhƣ: Một tháng ở Nam kỳ, Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký (Phạm Quỳnh); Tổng thuật về việc phái bộ Bắc kỳ đi quan sát đường xe lửa Vinh – Đông Hà (Song Cử); Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn (Mẫu Sơn Mục N.X.H). - Dòng du ký viễn du, những chuyến du hành vƣợt biên giới. Đó là những du ký dài hơi, phong phú, hấp dẫn nhƣ: Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác), Du hành xứ Lào (Phạm Quỳnh), Ai Lao hành trình (Trần Quang Huyến)…
- Dòng du ký hƣớng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hóa rộng lớn: Hành trình mạn ngược từ Cao Bằng xuống Phú Thọ (Thái Phong Vũ Khắc Tiệp), Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Văn Bân)… - Dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan tới một địa danh cụ thể: Ba nà du ký (Huỳnh Bảo Hòa), Bài ký chơi Cổ Loa, Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân)…
- Dòng du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm quan trọng nhƣ: Trẩy chùa Hương (Thƣợng Chi), Cuộc chơi trăng sông Nhuệ (Mai Khê)… Nhƣ vậy, với 62 bài du ký đã cho thấy rõ diện mạo của một thể tài văn chƣơng xuất hiện trên báo chí quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Ngoài nội dung hiện thực phản ánh rộng lớn, mới mẻ, thể du ký trên Nam Phong tạp chí
còn ghi dấu sự tìm tòi, thử nghiệm của các tác giả trƣớc lối viết theo hƣớng hiện đại. Ở mức độ nào đó, ta có thể khẳng định sự phát triển của thể du ký trên tạp chí Nam Phong đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm, đến nay bộ dy ký trên