Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm poly-gamma-glutamic acid (γ-PGA) để cải thiện chất lượng nước cam ép. (Trang 38)

Xác định vi khuẩn hiếu khí tổng số theo TCVN 5165:1990

Để kiểm tra số lượng vi sinh vật chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng gián tiếp là phương pháp định lượng vi sinh vật gieo cấy vật phẩm nghiên cứu lên môi trường thức ăn thích hợp. Trong đó sử dụng phương pháp đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch [7].

Nguyên tắc: Gieo cấy một lượng vật phẩm nhất định lên môi trường đặc trong hộp petri. Sau đó đếm số khuẩn lạc mọc lên đó rồi suy ra kết quả.

Tiến hành

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.

- Chuẩn bị môi trường: Môi trường đếm vi sinh vật tổng số Plate Count Agar (PCA) thành phần bao gồm: Tryptone 5g/l Cao nấm men 2,5g/l Đường gluco 1g/l Agar 9g/l pH 7 - 7,2

Cân 17,5g pha vào 1 lít nước cất. Đun sôi 2 - 3 phút rồi đem đi hấp khử

trùng ở 1210C trong thời gian 15 phút. Sau đó rót ra đĩa petri. Để ổn định môi trường, sau đó phân phối đều các mẫu đã pha loãng ở các nồng độ khác nhau lên bề

mặt môi trường. Sau đó đem ủở nhiệt độ 300C trong 3 ngày, rồi lấy đĩa petri ra và

đếm số khuẩn lạc phát triển trên đó.

Kết quả

Sau khi khuẩn lạc đã mọc, đếm số lượng các khuẩn lạc mọc trên các đĩa có số

lượng nằm trong khoảng 30 - 300. Nếu ngay ởđĩa cấy mẫu nguyên chất (lỏng) hoặc dung dịch huyền phù gốc mà có số lượng ít hơn 30 khuẩn lạc thì vẫn lấy kết quảđó.

Số lượng vi sinh vật trung bình có trong 1 ml hay 1 g mẫu được tính theo công thức:

∑C N (khuẩn lạc/g hay khuẩn lạc/ml) =

(n1 + 0,1n2).f1.v Trong đó:

∑C: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa.

n1: Sốđĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ nhất(độ pha loãng thấp nhất). n2:Sốđĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ hai (độ pha loãng tiếp theo). f1: Hệ số pha loãng của đĩa đếm thứ nhất.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm poly-gamma-glutamic acid (γ-PGA) để cải thiện chất lượng nước cam ép. (Trang 38)