Trách nhiệm của người dân

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

1.4.Trách nhiệm của người dân

Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền tự do của công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Thế nhưng, quyền tự do này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật về tôn giáo, nghĩa là không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các

22Nguyễn Cao Thanh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Đạo Tin lành ở Việt Nam,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2737/Dao_Tin_lanh_o_Viet_Nam_tu_1975_den_nay_tu_lieu_ va_mot_so_danh_gia_ban_dau, [ truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2014 ]

23 Khoản 1, Điều 7, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004

hành vi vi phạm pháp luật. Giống như phần Vai trò của người dân trong mục 1.1.3.3, phần này tác giả cũng chia trách nhiệm của người dân thành hai loại:

- Người dân là tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo: Bộ phận này có trách nhiệm

thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, không được lợi dụng quyền tự do tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; tuyên truyền các hoạt động trái với chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm gây rối trật tự công cộng, xâm phạm lợi ích của người khác. Đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một công dân, hoạt động tôn giáo lành mạnh, trong sáng nghiêm cấm hành vi mê tín dị đoan.

- Người dân là người không theo một tôn giáo nào: Bộ phận này có trách nhiệm

không nhỏ trong việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người khác, không được phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, có trách nhiệm tôn trọng tài sản của các tổ chức tôn giáo mà pháp luật công nhận.

CHƯƠNG 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO



Nội dung chủ yếu của chương này tập trung làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo đối với việc thành lập tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời có sự phân tích, so sánh để thấy được điểm mới của pháp luật về tôn giáo giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 26)