Bất cập trong việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 49)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3.1. Bất cập trong việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi

Tôn giáo là niềm tin vào thế giới vô hình, là giá trị tinh thần không thể thiếu của đa số người dân. Tuy nhiên, chính sự tin tưởng vô điều kiện vào tôn giáo đã khiến kẻ xấu có cơ hội lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Ngoài những bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo thì bất cập trong việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi là một vấn đề phổ biến và đáng được quan tâm hiện nay.

Thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xảy ra không ít các vụ trục lợi liên quan đến tôn giáo như: Vụ chùa Bồ Đề lợi dụng việc nuôi trẻ bị bỏ rơi, mồ côi để thực hiện hành vi mua bán trẻ em gây xôn xao trong dư luận, làm tổn thương sâu sắc đến tấm lòng của những người làm từ thiện, gây mất lòng tin của người dân vào giá trị cao đẹp của đạo

Phật.47

Vài tháng trở lại đây, tại các giao lộ lớn của thành phố Hải Phòng xuất hiện một “nhà tu hành” vận y phục nhà Phật ngồi “khất thực” để nhận tiền, quà của người đi đường. Được biết, “nhà tu hành” này tên thật là Nguyễn Văn Duy, đã xuất gia tu học tại chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) với pháp danh là Thích Tử Tiến. Nhưng theo điều tra của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Duy đã làm giả mạo giấy thông hành của nhà Phật, ăn mặc giả nhà sư để hành

nghề khất thực, lừa gạt lòng tin của người đi đường nhằm trục lợi cá nhân.48

Hay vào ngày 18 tháng 02 năm 2014, báo chí đã phát hiện có cả một “hang ổ đầu trọc” trú ngụ tại bến xe Châu Đốc (An Giang), để từ đây các nhà sư giả danh phân bố đi khắp các tỉnh miền tây trục lợi trên lòng thương của mọi người. Các nhóm sư giả chuyên khất thực để xin tiền cúng của người dân, có nhóm sư giả đi bán nhang, quyên góp tiền xây chùa,…Đáng nói là tiền kiếm được chúng dùng vào những việc bất chính như tiêu xài cá nhân, cờ bạc, chích hút,…

Cũng tương tự như sự việc trên, ngày 13 tháng 10 năm 2014 các Phật tử Lạng Sơn báo tin có người ăn mặc như nhà sư đến các gia đình lấy danh nghĩa là sư ở chùa Thành cử đến để bán nhang và nhận lễ cầu an với giá mỗi bó nhang được bán là 50.000 đến 100.000 đồng, đăng ký lễ cầu an từ 1 đến 2 triệu đồng. Khi bị bắt, đối tượng cho biết tên là Nguyễn Thanh Lâm, pháp danh Đạt Tài. Đặc biệt, người này có

47

Việt Hà, để lòng thiện không bị lợi dụng, Báo CAND online, 2014 ,

http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=240435, [truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2014]

48Khoa Thế, Nhà sư lạ trên đường phố Hải Phòng, Báo Thanh niên, ngày 04/11/2014

http://chuaphuclam.vn/index.php?/xa-hoi/nha-su-la-tren-duong-pho-hai-phong.html, [truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2014]

đưa ra một thẻ chứng nhận đệ tử của chùa Phước Quang (tỉnh Tiền Giang do sư trụ trì Thích Thiện Thành ký tên và đóng đấu). Khi nhận được tin Lâm bị bắt, rất nhiều người

dân bị Lâm lừa đảo đã đến công an TP. Lạng Sơn để tố cáo.49

Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày người dân vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy các nhà sư đi lẻ tẻ hoặc thành nhóm bán nhang, khất thực xin tiền dọc các con đường. Trong khi đó, Giáo hội Phật giáo đã không cho phép các sư đi bán nhang hay quyên góp tiền xây chùa, tu sĩ khất thực không được phép nhận tiền của người dân nhưng nhiều người do lòng mộ đạo của mình, vẫn mắc lừa các sư giả này. Những sự việc trên cho thấy không ít phần tử xấu đã lợi dụng uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Điều đáng chú ý là các đối tượng “lừa đảo” có đầy đủ giấy tờ chứng minh mình thuộc một tôn giáo nào đó. Cho nên với thủ đoạn giả mạo tinh vi như hiện nay, các tổ chức tôn giáo càng siết chặt hơn nữa việc quản lý các tín đồ thuộc tôn giáo mình để tránh tình trạng mượn danh tôn giáo để trục lợi như hiện nay.

Ngoài việc giả danh các nhà sư để trục lợi, thì hiện tượng xuất hiện nhiều tôn giáo lạ ở một số địa phương của nước ta cũng đang là vấn đề đáng được quan tâm. Trong số các “đạo lạ” xuất hiện thì có thể kể đến đạo Hoàng Thiên Long ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc do Nguyễn Thị Điền đứng đầu. Bà Điền đã tự nhận mình là Nữ Thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh. Những người theo đạo Hoàng Thiên Long phải bỏ bàn thờ gia tiên, lập bàn thờ mới thờ bát hương được rước từ điện Hoàng Thiên Long của bà Điền. Điều đặc biệt là, nếu theo đạo này mà bị bệnh thì không cần phải điều trị, uống thuốc mà chỉ cần lấy nước lã đặt lên bàn thờ thắp hương rồi cho người bệnh uống. Và nguy hiểm hơn với nội dung tuyên truyền người theo đạo này không cần phải đi làm, lao động vất vả mà chỉ cần ở nhà hành lễ ngày 3- 4 lần và thực hiện tốt một số điều răn dạy của “Thánh nữ” thì gia đình sung túc…Hậu quả của việc tin theo đạo này là đời sống hàng ngày bị đảo lộn, sức khỏe bị ảnh hưởng thậm

chí chết người, gây muân thuẫn trong nội bộ gia đình, làng xóm50,…

Có thể thấy tôn giáo là nhu cầu tinh thần lành mạnh, bản thân các tôn giáo không xấu nhưng các tôn giáo rất dễ bị các phần tử xấu lợi dụng để trục lợi và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì, niềm tin vào tôn giáo là niềm tin không có sự kiểm chứng, trong khi đó xã hội ngày càng tiến bộ thì nhu cầu của con người về tôn giáo càng lớn. Những

49

http://giacngo.vn/thoisu/2014/10/14/3B6413/, [truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2014]

50http://baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/15898/tam-duong-chu-dong-phong-ngua-ngan-chan-hoat-dong-ton-giao- trai-phap-luat.html, [truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2014]

hành vi bất chính trên không chỉ làm mất lòng tin của người dân vào tôn giáo, mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh tốt đẹp của các tôn giáo hợp pháp.

Mặc dù pháp luật về tôn giáo đã không ngừng hoàn thiện qua từng giai đoạn nhưng trên thực tế, bất cứ thời kỳ nào, pháp luật tôn giáo dù có hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là mặt lý luận, còn thực tiễn thì vẫn xảy ra nhiều bất cập như lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị và lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Có thể thấy hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo đã trải rộng từ trung ương đến địa phương, nhưng cả nước chưa có trường hoặc khoa đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo. Những cán bộ lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện chưa được đào tạo bài bản. Trong khi đó, những người đứng đầu cơ sở tôn giáo thường được trang bị rất kỹ về lý luận cơ bản. Vì thế ở nhiều nơi trên cả nước, điển hình là ở Bình Phước đã phổ biến tình trạng người làm công tác tôn giáo nhưng lại ngại tiếp xúc với những người đứng đầu cơ sở tôn giáo. Có nơi, vì khó quản lý nên kìm hãm nhu cầu hoạt động tôn giáo của người dân trong khi pháp luật quy định “tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” hoặc ngược lại làm ngơ khi có

những biểu hiện hoạt động tôn giáo không đúng quy định của pháp luật. 51

Chính vì thế, cần phải có nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sơ hở trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo để kẻ xấu không có cơ hội lợi dụng.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)