5. Kết cấu đề tài
3.2.3.2. Nguyên nhân
Giống như bất cập trong lợi dụng tôn giáo để hoạt độn chính trị , bất cập trong lợi dụng tôn giáo để trục lợi cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Qua tìm hiểu thực tế, tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng trên cả nước, dẫn đến các đối tượng xấu có điều kiện thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo.
- Thứ hai, do niềm tin sâu sắc của người dân vào tôn giáo, mong muốn bằng việc cúng tế có thể đem lại may mắn cho bản thân và người thân nhưng không phân biệt được “tà đạo” và “chính đạo”, nắm bắt được tâm lý này các phần tử xấu dễ dàng lợi dụng niềm tin để thực hiện hành vi trục lợi.
- Thứ ba, hiện tượng “mê tín dị đoan”, tin tưởng một cách mù quáng và vô lý còn tồn tại trong một bộ phận số đông người dân, các hình thức chữa bệnh bằng bùa phép, tin tưởng vào thế giới tâm linh có thể chữa lành bệnh còn xuất hiện phổ biến và khó giải quyết.
51
Linh Tâm, Những bất cập trong quản lý nhà nước về tôn giáo, Báo Bình Phước, 09/12/2014,
http://baobinhphuoc.com.vn/Content/nhung-bat-cap-trong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-17898, [truy cập ngày 09 tháng 12 năm 2014]
- Thứ tư, tôn giáo là sự kết hợp của một số lượng lớn người, do đó khi sự việc phát sinh rất khó giải quyết và thường giải quyết được thì vẫn không triệt để. Thường khi các cơ quan chức năng phát hiện ra thì thiệt hại đã xảy ra.
- Thứ năm, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo khó mà xử lý được các hành vi lợi dụng tôn giáo để trục lợi, vì pháp luật về tôn giáo của nước ta mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước nhưng vẫn còn chung chung, không có văn bản cụ thể quy định xử phạt các hành vi lợi dụng tôn giáo để trục lợi.
- Thứ sáu, hoạt động tôn giáo hiện nay có biểu hiện mang tính chất thị trường. Thời gian qua, nhờ có công cuộc đổi mới mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao nhưng nó cũng kéo theo hoạt động của các tôn giáo sôi nổi hơn trước, việc xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự diễn ra khó kiểm soát, hiện tượng “buôn thần, bán thánh” có dấu hiệu bùng phát làm tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức khỏe của nhân dân.
3.2.3.3. Giải pháp
Để hạn chế tình trạng tôn giáo bị lợi dụng để trục lợi, bằng ý kiến của bản thân tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:
- Trước hết, Nhà nước phải thực hiện đầy đủ và tới nơi tới chốn những biện pháp cũng như chính sách đã đề ra, không phải chỉ thể hiện trên giấy hoặc lời nói mà trên thực tế hiện tượng lợi dụng tôn giáo để trục lợi vẫn diễn ra. Có không ít trường hợp, các đối tượng xấu lợi dụng tôn giáo để thu lợi một thời gian dài, thậm chí làm thiệt hại đến tính mạng con người mà cơ quan chức năng vẫn không phát hiện ra.
- Cần phát huy tốt vai trò của các tôn giáo trong việc xóa bỏ các hiện tượng mê tín dị đoan, giúp người dân nhận thức được đâu là tôn giáo chân chính và đâu là “tà đạo”. Ví dụ khi theo đạo Tin lành, các hủ tục lạc hậu, các nghi lễ tiêu tốn tiền bạc sẽ bị bãi bỏ.
- Người dân là đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất khi các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để trục lợi, chính vì vậy cần có biện pháp giáo dục, nhắc nhở người dân không nên tin theo các tôn giáo lạ và khi có biểu hiện bị trục lợi thì phải kịp thời thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về tôn giáo của cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung và chuyên môn, cho thấy có sự hợp lý như việc phân công, phân cấp quản lý hoạt động tôn giáo của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý hoạt động tôn giáo. Ví dụ như các tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do Thủ tướng Chính phủ công nhận và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ công nhận tổ chức tôn giáo hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn xảy ra nhiều bất cập như: Thẩm quyền quản lý còn tập trung nhiều vào Thủ tướng Chính phủ và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, các quy định về quản lý nhà nước về tôn giáo ngoài nằm trong Pháp lệnh về tôn giáo năm 2004 còn rải rác ở nhiều văn bản khác, gây khó khăn cho việc thực hiện. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ, góp phần ổn định đời sống xã hội, phát triển đất nước tác giả đề xuất một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý hoạt động tôn giáo như Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo.
- Thứ hai, tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên cần có biện pháp giải quyết tinh tế, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các tổ chức tôn giáo để có hướng giải quyết phù hợp; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo đồng thời nhắc nhở người dân đề cao cảnh giác với các hiện tượng “tà đạo” và mê tín dị đoan hiện nay.
- Thứ ba, cần ban hành văn bản quy định cụ thể các hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật tôn giáo, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía người dân để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Tóm lại, quản lý nhà nước về tôn giáo là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có sự đổi mới, sáng tạo trong phương thức quản lý. Và khi các chủ thể tham gia quản lý hoạt động tôn giáo thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, trong tương lai không xa việc quản lý nhà nước về tôn giáo sẽ được đảm bảo hơn. Đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng xuất hiện các “tà đạo” “đạo lạ”, mê tín dị đoan, góp phần củng cố niềm tin của các tín đồ cũng như niềm tin của người dân vào các giá trị tốt đẹp của tôn giáo.
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 3. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004
4. Nghị định số 26/1999/NĐ – CP của Chính phủ ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo
5. Nghị định số 92/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2012 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
6. Quyết định 134/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 11 năm 2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ
7. Thông tư số 04/2010/TT – BNV ngày 20 tháng 5 năm 2010 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. C.Mác – Ph.Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia năm 1994
2. GS. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia năm 2001
3. GS.TS. Đỗ Nguyên Phương, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội năm 2006
4. TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính 1, Đại học Cần Thơ, tháng
02/2009
5. Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội năm 1984
6. Võ Thị Bích Thủy, Tạp chí khoa học chính trị, số tháng 5 năm 2001
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Việt Hà, Để lòng thiện không bị lợi dụng, Báo CAND online, 2014,
http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=240435, [truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2014]
2. Hoàng Nga, Tam Dương chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái
pháp luật, Báo điện tử Vĩnh Phúc, 2014, http://baovinhphuc.com.vn/xa- hoi/15898/tam-duong-chu-dong-phong-ngua-ngan-chan-hoat-dong-ton-giao-trai-phap- luat.html, [truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2014]
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1217/Khai_quat_ve_lich_su_truyen
_giao_va_phat_trien_dao_Cong_giao_o_Viet_Nam, [ truy cập ngày 7 tháng 8 năm
2014 ]
4. Phạm Văn Thuận, Ban Tôn giáo Chính phủ, Đạo Phật Hòa Hảo hoạt động và phát
triển,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1071/DAO_PHAT_GIAO_HOA_H
AO_HOAT_DONG_VA_PHAT_TRIEN, [ truy cập ngày 09 tháng 8 năm 2014 ].
5. Nguyễn Cao Thanh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Đạo Tin lành ở Việt Nam,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2737/Dao_Tin_lanh_o_Viet_Nam_t
u_1975_den_nay_tu_lieu_va_mot_so_danh_gia_ban_dau, [ truy cập ngày 12 tháng 8
năm 2014 ]
6. Trần Thắng, Ban Tôn giáo Chính phủ, Vai trò của các chức sắc tôn giáo phát huy
khối đại đoàn kết dân tộc,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/2657/Dong_Thap_Vai_tro_cua_chu
c_sac_ton_giao_phat_huy_suc_manh_khoi_dai_doan_ket_dan_toc, [truy cập ngày 5
tháng 8 năm 2014]
7. Trần Thị Minh Thu, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hồi giáo ở Việt Nam,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/954/Khai_quat_ve_Hoi_giao_va_H
oi_giao_o_Viet_Nam, [ truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014 ]
8. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giới thiệu khái quát về đạo Cao
đài,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/957/GIOI_THIEU_KHAI_QUAT_
VE_DAO_CAO_DAI, [ truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014 ]
9. Võ Văn Tường, Tổng quan về Phật giáo Việt Nam, http://www.vncgarden.com/bai-
gioi-thieu-cua-vo-van-tuong/tong-quat-ve-phat-giao-viet-nam, [ truy cập ngày 11
tháng 8 năm 2014 ]
10. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-made-decision-defrock-3-monks-qv-
05232013153803.html, [truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2014]
11. Trang thông tin điện tử Tuyên giáo Hậu giang, Một số hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch thời gian gần đây ,
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=3026&ItemID=24167&m id=5180&pageindex=6&siteid=59, [ truy cập ngày 03 tháng 11 năm 2014]
12. Khánh Luynh, Kẻ cầm đầu nhà nước Hồi giáo IS là ai? http://vnexpress.net/tin-
tuc/the-gioi/ke-cam-dau-nha-nuoc-hoi-giao-la-ai-3081793.html, [truy cập ngày 08
trong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-17898, [truy cập ngày 09 tháng 12 năm 2014]