5. Kết cấu đề tài
3.1. Tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay
Với hệ thống pháp luật về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, nhất là sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 ra đời tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta có những bước tiến đáng kể. Các tôn giáo nước ta có mối quan hệ quốc tế rộng rãi như: Giáo hội Công giáo Việt nam trong mối quan hệ về tổ chức là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ; Giáo hội Phật giáo Việt nam có mối quan hệ với Phật giáo các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc; Các hệ phái Tin lành đều có nguồn gốc từ Tin lành nước ngoài. Các lễ hội tôn giáo lớn như: Lễ hội Phật Đản, Lễ Phục sinh, Lễ vu lan,…diễn ra trang trọng, sôi nổi, thu hút đông đảo tín đồ và quần chúng nhân dân tham gia. Nhìn chung, các hoạt động tôn giáo ở nước ta thời gian qua diễn ra bình thường, tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, với đặc thù là một quốc gia có nhiều tôn giáo đang phát triển mạnh, Việt Nam không tránh khỏi việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, các phần tử xấu lợi dụng niềm tin vào tôn giáo để lan truyền thông tin bắt buộc người khác làm theo yêu cầu của mình. Chẳng hạn như trong đợt Lễ vu lan báo hiếu vừa qua, một số đối tượng đã phát tán tờ rơi với nội dung “nếu đem tờ rơi này phát đủ cho 10 người, gia đình bạn sẽ được bình an”,…khiếu nại, khiếu kiện về đất đai có liên quan đến cơ sở thờ tự của tôn giáo chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số đơn thư; Một số chức sắc tôn giáo lợi dụng việc xử lý vi phạm hành chính của chính quyền địa phương để vu cáo Nhà nước ta không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Hoạt động của một số đối tượng phản động như “Tin lành Đề ga”, tổ chức “Dương Văn Minh” nổi lên ở Tây nguyên; Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề,…
Bên cạnh đó, tình hình tôn giáo trên thế giới không ổn định, xảy ra nhiều cuộc xung đột mà điển hình là giữa tổ chức tự xưng là nhà nước Hồi giáo IS với các nước phương Tây là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo. Mặc dù Việt Nam chưa xảy ra tình trạng đó nhưng vấn đề tôn giáo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là điều cần phải làm.
Trước tình hình trên, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở nước ta phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa. Điển hình năm 2012, các tỉnh Hà Nam, Phú Thọ đã thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ; Ban Dân tộc – Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh tách riêng Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ. Đến nay, tình hình quản lý Nhà nước về tôn giáo có những chuyển biến tích cực:
- Nhà nước tham mưu đưa nội dung xây dựng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo sửa đổi, bổ sung vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 01/1013/TT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo
- Trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ để thay thế cho Quyết định số 134/2009/ QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2009.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động của Nhà xuất bản tôn giáo, Tạp chí công tác tôn giáo và Trang thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ thường xuyên được cập nhật tin tức, bài viết góp phần cung cấp thông tin về hoạt động của các tôn giáo, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo.
- Tăng cường công tác nắm tình hình tôn giáo, chủ động giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh từ cấp cơ sở, tập trung triển khai các công tác liên quan đến các hoạt động tôn giáo lớn như Đại lễ Vesak 2014, việc sáp nhập hai Hội thánh Tin lành,…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo giai đoạn hiện nay vẫn tồn tại những thiếu sót, hạn chế do nhiều nguyên nhân. Những tham mưu, đề xuất đưa ra vẫn còn nằm trên mặt “lý thuyết” hoặc đã được triển khai nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhiều ý kiến cho rằng nước ta ngay từ lúc ban hành văn bản đã không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo khi các Pháp lệnh, Nghị định ban hành ra không có hai chữ “tự do” theo tinh thần của Hiến
pháp. Trong khi đó, hiện tượng tà đạo, đạo lạ xuất hiện ngày càng nhiều; mâu thuẫn giữa các tôn giáo với nhau và mâu thuẫn giữa các chức sắc tôn giáo với tín đồ thực sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp mà biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo không phù hợp với tình hình thực tế.