Bất cập trong việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện hoạt động chính trị

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 45)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2.1.Bất cập trong việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện hoạt động chính trị

Việt Nam là một nước đang phát triển đồng thời cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Chính vì thế các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn lợi dụng sơ hở trong quản

lý tôn giáo của Nhà nước để hoạt động chính trị, chống phá nhà nước ta. Có thể kể đến một số vấn đề:

- Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho một số đối tượng cực đoan núp dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo như “mục sư”, “tình nguyện viên”,… để thâm nhập vào nội bộ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm lừa gạt, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao động sản xuất để tham gia hoạt động biểu tình chống chính quyền. Bọn phản động trong các tôn giáo ở Tây Nguyên ra sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương xóa bỏ các tổ chức Tin lành trái phép để vu cáo Nhà nước Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin lành Tây Nguyên” đồng thời kích động các hoạt động chống đối.

- Ngày 02 tháng 5 năm 2014, “Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa kỳ” (USCIRF) đã công bố “Bản phúc trình thường niên về tình hình từ bỏ tôn giáo trên thế giới năm 2014” và đã đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa Việt nam vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm”. Theo đó, USCIRF đã có nhận định, đánh giá thiếu khách quan, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo Việt nam khi cho rằng “ Thành tích nhân quyền của Việt nam năm 2013 tiếp tục xấu đi”, xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta “quyết liệt đàn áp bất cứ hoạt động nào thách thức quyền độc tôn cai trị, đồng thời siết chặt quyền kiểm

soát quyền tự do tôn giáo”.45

- Trong dịp tổ chức Đại lễ Phật Đản (Vesak năm 2014) tại Việt Nam các nhóm thuộc “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” đã lợi dụng dịp này để phát tán “thông bạch”, kêu gọi tăng ni, phật tử cầu nguyện cho Việt nam “thoát họa ngoại xâm, nhân dân thoát cảnh nô lệ”, đòi tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền và đấu tranh khôi phục “Giáo hội”.

- Ngày 19 tháng 5 năm 2014 “Hội đồng Liên tôn Việt Nam” đã ra bản lên tiếng trong đó xuyên tạc, vu cáo các cơ quan chức năng Việt Nam “xúc phạm” các chức sắc và tín đồ tôn giáo.

- Trong các tôn giáo, thời gian qua đã phát hiện có sự liên kết giữa một số đối tượng cầm đầu Tin lành Đề ga Tây Nguyên và một số chức sắc Tin lành Khmer Sóc Trăng quan hệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài xin viện trợ để xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức các hoạt động từ thiện để tuyên truyền củng cố đức tin và lôi kéo phát triển tín đồ trong vùng đồng bào Khmer.

45Trang thông tin điện tử hậu Giang, Một số hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thời gian gần đây ,

http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=3026&ItemID=24167&mid=5180&pageindex=6&s iteid=59, [ truy cập ngày 03 tháng 11 năm 2014]

Có thể thấy được tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong quá trình quản lý của các cơ quan nhà nước cũng đủ làm cho các phần tử xấu trong và ngoài nước lợi dụng tôn giáo để làm mất an ninh chính trị, đồng thời chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và làm mất lòng tin của tôn giáo vào nhà nước ta.

3.2.2.2 Nguyên nhân *Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do sự khác nhau về quan điểm triết học (duy vật – duy tâm) giữa những người theo chủ nghĩa Mác – Lênin và những người theo tôn giáo dẫn đến sự không thống nhất trong cách nhìn nhận một vấn đề, một sự việc và do đó, dễ phát sinh mâu thuẫn.

Thứ hai, trên thế giới số người theo tôn giáo chiếm 80% tổng số dân, thì ở Việt Nam có khoảng 30% dân số theo các tôn giáo. Tập hợp người theo tôn giáo lại có tính liên kết chặt chẽ, họ bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật và chịu sự điều khiển của tổ chức giáo hội, có khả năng hỗ trợ hoặc ngăn cản chính quyền của một giai cấp.

Thứ ba, ngày nay phần lớn các tôn giáo đều có quan hệ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho các thế lực chính trị phản động ở nước ngoài thực hiện ý đồ can thiệp

vào công việc nội bộ của nước ta, thông qua con đường lợi dụng các giáo hội trong

nước.

Thứ tư, do nhu cầu của những người đứng đầu tôn giáo muốn gắn “thần quyền” với “thế quyền”, gắn “giáo quyền” với “quyền lực chính trị”, lấy nhu cầu tôn giáo chính đáng để tạo dựng quyền lực cho bản thân.

Thứ năm, vấn đề tôn giáo là vấn đề phức tạp và tế nhị, nghĩa là nó thuộc về lĩnh vực nhân quyền và dân quyền. Trong khi đó các hành vi lợi dụng tôn giáo ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi mà chưa có văn bản cụ thể quy định xử phạt hành chính với những loại hành vi này, dẫn đến tình trạng các hành vi này hoạt động tràn lan, khó giải quyết.

Thứ sáu, khi tôn giáo gắn với vấn đề khác (chẳng hạn như vấn đề dân tộc) thì tính phức tạp của vấn đề sẽ tăng lên gấp bội, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương làm nhiệm vụ.

* Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Trong phần này, tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, khi giải quyết vấn đề tôn giáo các cơ quan chức năng đã quá coi nhẹ vấn đề, giải quyết bị động, xử lý thiếu tế nhị gây nên sự hiểu lầm, phẫn nộ cho tín đồ các tôn giáo, làm kẻ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng. Ví dụ: Ngày 23 tháng 5 năm 2013 công an tỉnh Sóc Trăng đã bắt giữ 3 nhà sư của chùa Sa Tết (huyện Vĩnh Châu) vì cho rằng 3 người này có quan hệ với các phần tử và thế lực thù địch bên ngoài. Tuy nhiên, lực lượng công an tỉnh đã bao vây chùa Sa Tết cả tuần khiến các tu sĩ và Phật tử phản ứng gay gắt vì điều này đã làm mất trật tự chùa chiền và chính quyền tỉnh đã

can thiệp quá mức làm mất đi quyền tự do tôn giáo của người dân.46

Thứ hai, Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống của các tín đồ tôn giáo ở nhiều nơi như Tây Nguyên, Tây Bắc, các vùng sâu, vùng xa chưa được đảm bảo. Đây là nguyên nhân khiến các tôn giáo dễ dàng bị các thế lực phản động bên ngoài lừa gạt, lôi kéo, kích động chống lại sự quản lý của nhà nước ta.

Thứ ba, không phải bất cứ tín đồ tôn giáo nào cũng hiểu được chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước. Trong khi đó, chính sách tôn giáo của nước ta vẫn còn chung chung, chậm được cụ thể hóa. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở địa phương này với địa phương khác còn nhiều bất cập, không phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn (Trang 45)