6. Đóng góp của luận văn
2.1.2 Những ưu điểm về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh
nữ tỉnh Thái Nguyên hiện nay và nguyên nhân
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Song, thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề đ ̣òi hỏi phải giải quyết bởi v́ không phải mọi vấn đề về c on đường đi lên CNXH ở nước ta đã hoàn toàn sáng tỏ . Để giải quyết đúng đắn , có hiệu quả những vấn đề đó đ ̣i hỏi đội ng ̣ cán bộ lănh đạo nói chung , cán bộ lănh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng phải nâng cao tŕnh độ về mọi mặt , trong đó có năng lực tư duy lư luận.
Ưu điểm về năng lực tư duy lý luận của đội ng̣ũ cán bộ lãnh đạo , quản lý nữ tỉnh thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, đội ng ̣ũ cán bộ phụ nữ trong tỉnh có sự nhạy cảm chính trị nhất định. Vì vậy, họ có năng lực định hướng chính trị trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Do có sự nhạy cảm chính trị nên họ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ hai, đội ng ̣ũ cán bộ phụ nữ lãnh đạo ,quản lý cấp có thế mạnh về kinh nghiệm thực tiễn. Đa số cán bộ phụ nữ cấp tỉnh được trưởng thành trong chiến đấu, lao động sản xuất và quản lý, lãnh đạo. Vì thế họ có tư duy kinh nghiệm phong phú. Chính những kinh nghiệm quý báu đó đã giúp họ hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nhất định.
Thứ ba, đội ng ̣ũ cán bộ phụ nữ lãnh đạo ,quản lý có năng lực nhất định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xă hội cụ thể trên địa bàn tỉnh.
Biểu hiện rõ nét là họ rất mau chóng trong việc đổi mới tư duy về kinh tế, từng bước thích nghi với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa..
Thứ tư, họ có năng lực nhất định trong việc tổng kết việc thực hiện các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó họ có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế tránh tư tưởng giáo điều. Muốn vậy, cần tránh hai khuynh hướng: một là, đơn giản hóa vấn đề, cắt xén lý luận theo chủ quan của mình; hai là, tiếp thu lý luận theo kiểu “tầm chương trích cú” hay “chủ nghĩa kinh viện” một cách máy móc, siêu hình.
*Nguyên nhân
Trước hết, đa phần cán bộ phụ nữ được đào tạo bài bản, hệ thống, bồi
dưỡng những phẩm chất tốt đẹp về nghề nghiệp. Do đó, họ có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.
Thứ hai, đó là sự nỗ lực chủ quan, tự vươn lên, tự học tập rèn luyện của
đội ngũ cán bộ phụ nữ. Do đó, họ là những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo ra khả năng phát hiện nhanh chóng các vấn đề và giải pháp mang tính tình huống.
Thứ ba, do sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thái
Nguyên về nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ, lý luận và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ phụ nữ cấp tỉnh.
Sở dĩ công tác nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ nữ đạt được những kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:
- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã nhận thức được rằng xã hội tồn tại và phát triển được là do công sức đóng góp của cả hai giới nam và nữ. Là người lao động và người mẹ, phụ nữ phải chăm lo nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tiếng nói của phụ nữ không những chỉ đại diện cho hơn một nửa dân số mà còn cho cả trẻ em và gia đình. Đưa nhiều phụ nữ vào tham gia lãnh đạo
chính là để đảm bảo đưa vấn đề phụ nữ, trẻ em và gia đình vào thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật, góp phần vào việc thực hiện quyền bình đẳng, phát huy vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế- xã hội. Do nhận thức đúng đắn như vậy Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương đúng đắn về công tác cán bộ nữ, đề bạt cán bộ nữ căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, từng đơn vị cụ thể. Các cơ quan, ban ngành trong tỉnh đã xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung vào các cấp uỷ, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ đủ tiêu chuẩn, chất lượng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
- Quá trình đào tạo, nâng cao năng lực tư duy lý luận bước đầu đã được tổ chức thực hiện và triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các phong trào thi đua ở các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các phong trào thi đua ở các cấp các ngành đã được rèn luyện và tạo điều kiện cho chị em phấn đấu vươn lên và trưởng thành.
- Bản thân cán bộ nữ ở tỉnh Thái Nguyên kế thừa được truyền thống của quê hương cách mạng, được rèn luyện thử thách và trưởng thành qua thực tiễn. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo của khu Đông Bắc cũng là điều kiện tốt để chị em nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân chị em có những mặt mạnh là trách nhiệm, tận tụy, nhân hậu, công tâm, nghiêm túc, thận trọng trong công việc, luôn trăn trở hoàn thành công việc được giao. Do đó, khi được tổ chức Đảng quan tâm, đánh giá đúng và động viên kịp thời thì phụ nữ luôn tỏ rõ năng lực, khẳng định và phát huy những mặt mạnh của mình để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của cấp trên, sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp dưới; đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về lý luận chính trị - hành chính, kỹ năng lãnh đạo, quản lý,
cập nhật kiến thức mới phải được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao chất lượng nguồn cán bộ nữ.
2.1.3 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên hiện nay
2.1.3.1. Hạn chế
Qua thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành khảo sát trên một số nội dung: tính khoa học trong việc xây dựng kế hoạch năm, chất lượng ra quyết định quản lý, chất lượng tổng kết kinh nghiệm quản lý, chất lượng tổ chức nguồn thông tin phục vụ quản lý. Nhìn chung, tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ phụ nữ cấp tỉnh ở Thái Nguyên còn nhiều hạn chế như: không chỉ ra được nhiệm vụ trọng tâm, đột phá… Điều này thể hiện rõ trong công tác chỉ đạo thực tiễn, họ còn lúng túng , chưa đưa ra được phương án thuyết phục.
+Một số cán bộ do trình độ hạn chế nên có tâm lý hoạt động chưa phát huy vai trò, vị trí của mình. Vì thế họ không dám làm, không dám mạnh dạn,
ngại tìm tòi, khám phá cái mới,cái tích cực. Họ coi thường tri thức lý luận, kể cả những cơ sở lý luận của quá trình đổi mới. Do thiếu cơ sở lý luận đủ bề rộng và chiều sâu nên số đông cán bộ không có tầm nhìn xa, trông rộng. Điều này thể hiện ở:
+Một số cán bộ chưa phản ánh sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng. Do thiếu tư duy lý luận mà chỉ dừng ở tư duy kinh nghiệm, tức là phản
ánh ở từng sự kiện riêng lẻ nên thường dừng lại ở mô tả, phân loại các dữ liệu thu nhận. Vì vậy, trừu tượng hóa , khái quát hóa cũng như khả năng phân tích, tổng hợp của đội ngũ này còn thấp.
+Khả năng đưa ra dự báo khoa học của một bộ phận cán bộ phụ nữ còn rất hạn chế.
Những hạn chế nói trên là sản phẩm của trình độ tư duy thấp, chưa đạt đến trình độ tư duy lý luận. Chính những yếu điểm đó đã và đang hạn chế trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ phụ nữ cấp tỉnh ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, và về lâu dài, chúng sẽ kìm hãm sự phát triển năng lực tư duy lý luận của họ.
2.1.3.2. Nguyên nhân
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) cũng nhấn mạnh; “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”. Điều đó làm giảm uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế đó. Trong số đó đáng kể nhất là:
- Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng về sự cần thiết xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của cấp mình. Việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ nữ còn hời hợt. Sự lãnh đạo, chỉ đạo không đồng bộ, thiếu thường xuyên, thiếu kiểm tra giám sát và đôn đốc, việc đánh giá rút kinh nghiệm còn hình thức. Nhận thức về giới của các cán bộ lãnh đạo Đảng ở địa phương chưa đầy đủ nên chưa quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ nữ phấn đấu. Bên cạnh đó còn tư tưởng cào bằng trong nhận xét, đánh giá đối với cán bộ nữ, coi công tác phụ nữ là việc riêng của Hội Liên hiệp phụ nữ, của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa trở thành chiến lược lâu dài mà thường bị động, chắp vá. Một số địa phương mới chỉ chú trọng về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa chú ý đào tạo lý luận
chính trị nên khi cần bổ nhiệm thì đội ngũ cán bộ lại chưa kịp chuẩn hóa theo quy định.
- Tư tưởng "Trọng nam, khinh nữ" vẫn còn tồn tại trong nhận thức và hành động của nhiều người, kể cả cán bộ và đảng viên. Biểu hiện rõ nhất là coi thường và không tin vào khả năng của phụ nữ, không muốn đề bạt phụ nữ vào những vị trí chủ chốt. Cách nhìn nhận, đánh giá phụ nữ còn hẹp hòi hoặc còn đòi hỏi quá cao ở phụ nữ.
- Về phía phụ nữ, nhiều chị em còn tự ti, thiếu mạnh dạn nhận việc, thiếu ý chí vươn lên. Do ít có cơ hội và điều kiện học tập nên năng lực và trình độ lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn của phụ nữ còn thấp. Đặc biệt, phụ nữ ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn như phong tục tập quán lạc hậu, gánh nặng gia đình, điều kiện học tập… nên phần nào đã hạn chế chị em tham gia lãnh đạo, quản lý. Một số chị còn có tư tưởng bằng lòng với hiện tại, an phận thủ thường nên không muốn phấn đấu vươn lên.
- Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp của tỉnh là các cơ quan chăm lo trực tiếp cho phụ nữ. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như thiếu cơ chế phối hợp, hạn chế về chế độ chính sách, điều kiện làm việc, con người thực hiện nhiệm vụ… nên tổ chức Hội chưa phát huy được hết vai trò, chức năng của mình, nhất là về việc tham mưu cho các cấp uỷ về công tác cán bộ nữ.
- Do điều kiện môi trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ phụ nữ nói riêng.
- Do trình độ lý luận hạn chế và ý thức tự học tập rèn luyện chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ (còn nhiều yếu kém, bất cập) chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nhận thức đến
lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng.
- Do hạn chế trong phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ phụ nữ. - Do hạn chế, bất cập trong vấn đề quy hoạch và sử dụng, bồi dưỡng cán bộ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ còn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Sự chuyển tiếp giữa các thế hệ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ đầu ngành, cán bộ có trình độ cao có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp, nhất là ở lĩnh vực quản lý tài chính - tiền tệ, văn hóa - thông tin, tôn giáo. còn hạn chế.
2.2 Vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên
Những hạn chế, bất cập trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về công tác giáo dục, bồi dưỡng nhận thức, lý tưởng cho cán bộ, đảng viên; bản thân cán bộ thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng; công tác quản lý, kiểm tra, bố trí, sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập, yếu kém; kỷ luật cán bộ không nghiêm. Chưa có chính sách phát hiện, thu hút và tạo nguồn cán bộ nữ trong nhiều lĩnh vực quan trọng; chưa sàng lọc, bảo vệ và chăm lo tốt đội ngũ cán bộ nữ. Thiếu cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người có đức, có tài. Nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, còn cào bằng, thậm chí lạc hậu, thiếu động lực cho sự phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ…Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần nhận thức rõ:
Một là, việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ nữ ở Thái Nguyên có yêu cầu rất cao, trong khi đó, năng lực tư duy hiện có của cán bộ phụ nữ Thái Nguyên lại chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra
Thái Nguyên cũng là một trong những trung tâm đào tạo của cả nước bao gồm 5 trường Đại học và 28 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với lực lượng trí thức và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, có khả năng dồi dào, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ của tỉnh là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để cán bộ phụ nữ hoạch định đường lối, chủ trương, chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Trong bối cảnh chung của đất nước và đặc điểm tình hình của địa phương, đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Nguyên đã cố gắng phấn đấu phát huy năng lực của mình góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các nhân tố ổn định để phát triển bền vững, có chất