6. Đóng góp của luận văn
2.3.1 Quan điểm
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ là công tác thường xuyên và phải được đầu tư, quan tâm thích đáng. Trong công tác này, V.I.Lênin rất chú ý đến nội dung và cách thức, phương pháp dạy và học sao cho có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn.Theo V.I.Lênin, với từng đối tượng cán bộ khác nhau thì nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũng khác nhau. Trong giai đoạn đầu khi cách mạng mới thành công, hầu hết cán bộ đều phải học văn hoá, học lý luận. Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa cộng sản “chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một ước nguyện mà thôi”. Đồng thời, cần không ngừng nâng cao
trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. “Nhiệm vụ của chúng ta là qua thí nghiệm mà thu hút nhiều chuyên gia, rồi bồi dưỡng lớp cán bộ lãnh đạo mới, lớp chuyên gia mới để họ học cho bằng được công tác quản lý, một công tác mới, hết sức khó khăn, phức tạp, để thay thế chuyên gia cũ”[35, 489].
Việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh qua thực tế tỉnh Thái Nguyên hiện nay là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài và mang ý nghĩa chiến lược. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vai trò quan trọng trong công tác cán bộ, nhất là việc xây dựng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ các cấp. Với quan điểm đó, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định, đề án, và các cơ chế, chính sách, các biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến huyện được củng cố, phát triển và đã thực hiện việc liên kết và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nhằm chuẩn hóa và nâng cao trình độ, chất lượng, năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế cần được quan tâm như việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số nơi chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa sát với quy hoạch, chưa gắn với nhu cầu sử dụng cán bộ của cơ quan, đơn vị; chương trình, tài liệu còn chậm đổi mới, thiếu cập nhật thông tin, kiến thức mới, trong đào tạo còn nặng nề về lý thuyết, kiến thức thực tiễn chưa nhiều, nhất là kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng hành chính, thái độ ứng xử, làm việc.
Trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ, nhất là cơ sở vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế, nhất là năng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể; khả năng tập hợp, vận động quần chúng chưa đáp ứng được yêu cầu; kỹ năng thực hành, xử lý tình huống ở một số đồng chí còn yếu… Đây chính là một vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Từ thực tiễn trong thời gian qua, trong thời gian tới, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với phương châm gắn giữa lý luận và thực tiễn cần tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ theo chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở quy hoạch, phải xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng bộ phận, từng chức danh để tiến hành các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Tăng cường các loại hình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng cho từng chức danh, từng loại hình cán bộ định kỳ hàng năm. Đồng thời quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ trong quá trình tuyển sinh, mở lớp, tổ chức đào tạo và sử dụng cán bộ sau đào tạo.
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức nữ; chú ý bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết tình huống cụ thể. Cùng với việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ nữ trong quy hoạch, cán bộ trẻ, cán bộ dự nguồn, đảm bảo cân đối giữa loại hình đào tạo tập trung tại trường chính trị và đào tạo tại chức ở các huyện. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo; tăng cường các hoạt động hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, chọn mô hình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở cơ sở.
- Thực tế đã cho thấy đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, vì vậy cần tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị Tỉnh có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có niềm tin, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.. Tổ chức cho giảng viên tham gia đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, tổng kết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Hàng năm cần có kế hoạch đưa một số giảng viên đi nghiên cứu thực tế, tham gia các hoạt động quản lý tại các địa phương, tích lũy vốn sống thực tế, kinh nghiệm để vận dụng vào các bài giảng. Đây chính là điều kiện để chuyển từ “dạy cái giảng viên có sang dạy cái học viên cần” với phương pháp dạy học tích cực.
- Quan tâm, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị có vai trò hết sức quan trọng
Cần nâng cao nhận thức giới và có các biện pháp hạn chế để đi đến thủ tiêu tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" trong cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn đề bạt cán bộ nữ vào các chức vụ lãnh đạo. Bản thân chị em phụ nữ phải tự tin, tự khẳng định mình trong công việc gia đình và xã hội, nỗ lực học tập để nâng cao trình độ mọi mặt để tạo uy tín trong công việc, bởi vì tạo được uy tín trong công việc là rất cần thiết. Để có uy tín và không bị coi thường, phụ nữ phải có năng lực thực sự. Muốn vậy chị em phải có quyết tâm và nghị lực trong học tập để nâng cao hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, luật phát, chính sách, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương, đồng thời không ngừng trau dồi kỹ năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, chị em cũng phải khéo thu xếp công việc nhằm tổ chức tốt cuộc sống gia đình, tranh thủ sự
giúp đỡ của gia đình, chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt với tập thể, với mọi người để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác và chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người để mọi người tạo điều kiện, giúp đỡ mình trong công việc.
Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy ở nơi nào cấp uỷ và chính quyền thấy được vai trò quan trọng của phụ nữ, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nữ, chỉ đạo thực hiện triệt để thì nơi đó đội ngũ cán bộ nữ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; ở nơi nào mà cấp uỷ và chính quyền xem nhẹ hoặc chưa chú trọng công tác cán bộ nữ, chưa có sự chỉ đạo thường xuyên triệt để thì ở đó đội ngũ cán bộ nữ giảm sút, nguồn cán bộ nữ bị hẫng hụt.