6. Đóng góp của luận văn
1.2.3 Những yêu cầu của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ
cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: trong lịch sử nhân loại, không có phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà không có phụ nữ nào tham gia. Phụ nữ là người bị áp bức nhiều nhất trong tất cả những người bị áp bức, do đó họ không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ công xã Pari, phụ nữ đã sát cánh cùng nam giới chiến đấu để đánh đổ giai cấp tư sản. Từ thực tế lịch sử đó Các Mác đã khái quát rằng ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi.. Lịch sử chứng minh rằng: mỗi bước chuyển mình của lịch sử xã hội, mỗi nấc thang tiến bộ của nhân loại đều in đậm công lao của phụ nữ. Vì vậy, cuộc đấu tranh cho sự nghiệp bình đẳng của phụ nữ là một bộ phận của cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, vì sự phát triển của nhân loại.
Khái quát những vấn đề trên ta thấy việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ hết sức cần thiết. Đây chính là quá trình trang bị vũ khí lý luận để họ phát huy năng lực đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Vậy, để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ cần:
Một là, trong công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ cần phải nâng
cao năng lực tư duy để tránh tư tưởng giáo điều. Muốn vậy, cần tránh hai khuynh hướng: một là, đơn giản hóa vấn đề, cắt xén lý luận theo chủ quan của mình; hai là, tiếp thu lý luận theo kiểu “tầm chương trích cú” hay “chủ nghĩa kinh viện” một cách máy móc, siêu hình.
Hai là, người cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ cần có tư duy lý luận, tư duy
hại của khuynh hướng dùng ý chí chủ quan, bất chấp quy luật khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Ba là, để nâng cao năng lực tư duy lý luận, người cán bộ lãnh đạo, quản
lý nữ trong tỉnh cần tránh quá nhấn mạnh đến vai trò của ý chí mà coi nhẹ mặt tri thức, trí tuệ, tư duy cần có.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đang đi vào chiều sâu, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa - vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đặc biệt các thế lực thù địch đang điên cuồng chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược diễn biến hòa bình, mua chuộc, lối kéo cán bộ… thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ phụ nữ nói riêng đủ phẩm chất, năng lực và trí tuệ là vấn đề then chốt, quyết định sự tồn tại của chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc nâng cao năng lực tư duy cho cán bộ nữ càng mang tính cấp thiết.
Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống phẩm chất tốt đẹp. Ở bất cứ thời kì nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những phẩm chất đạo đức ấy luôn tỏa sáng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy hơn nữa những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mỗi người phụ nữ càng phải luôn luôn cố gắng phấn đấu, học tập để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, tu dưỡng rèn luyện không ngừng, xứng đáng là người “giữ ngọn lửa ấm” trong mỗi gia đình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính sự kết hợp hài hoà những phẩm chất tinh hoa truyền thống và những tính cách hiện đại, văn minh sẽ tạo nên giá trị và vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ Việt Nam.
Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan. Tư duy có một số đặc trưng cơ bản là: tư duy phản ánh cái chung , thực hiện trừu
tượng hóa, tư duy phản ánh thế giới khách quan một cách gián tiếp và tích cực sáng tạo. Tư duy lý luận là quá trình tái tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần theo ccon đường khái quát hóa và trừu tượng hóa nhằm đi sâu nhận thức bản chất của sự vận động, phát triển của sự vật. Các điều kiện, nhân tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và cùng tác động đến chủ thể tư duy lý luận, trong đó, sự tác động của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội , quá trình đào tạo và rèn luyện của chủ thể đóng vai trò quyết định.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ nữ nói riêng, năng lực tư duy lý luận đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Nó giúp cho đội ngũ này hoàn thành công việc của mình, đạt được kết quả tối ưu, nâng cao khả năng tiếp thu lý luận và thực tiễn. Qua đó, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, tư duy lý luận còn giúp họ tổng kết kinh nghiệm, đúc rút bài học kinh nghiệm, bổ sung lý luận cho bản than.
Năng lực tư duy lý luận chính là nền tảng, là điều kiện cơ bản nhất tạo nên bản lĩnh và phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ trong thời đại ngày nay.
CHƢƠNG 2
NĂNG LỰC TƢ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng năng lực tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên
2.1.1 Một số nét khái quát về đặc điểm tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Năm 1997, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã
khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.
Đảng ta xác định: tiến hành công tác cán bộ phải trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc, nắm vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị cho trước mắt và cho cả một thời kỳ tương đối dài. Xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu. Phải đổi mới, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển.
Trong nhiều năm qua, Thái Nguyên luôn là tỉnh quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ và đội ngũ này đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trong công tác quy hoạch cán bộ, cấp ủy đảng các cấp luôn chú trọng cán bộ nữ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, lãnh đạo các đoàn thể lựa chọn cán bộ nữ trưởng thành từ phong trào, có năng lực và triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch.
Do chủ động, tích cực và làm tốt công tác cán bộ nên bước đầu đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ kế cận, khắc phục dần tình trạng bị động, hẫng hụt cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, phục vụ kịp thời công tác nhân sự cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn nhiều việc phải làm, nhưng Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ và chú trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển toàn diện của phụ nữ các dân tộc trong tỉnh. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể triển khai học tập và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương Đảng về các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nữ và chỉ đạo việc vận dụng các chỉ thị, nghị quyết đó và thực tiễn của các ngành, địa phương. Đặc biệt, tháng 10 năm 2004 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã chỉ đạo cấp uỷ Đảng các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37/CT -TU "về một số vấn đề
công tác cán bộ nữ trong tình hình mới ". Thông qua đó tỉnh đã đề ra mục
tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác cán bộ nữ trong thời gian tới với những chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định của tỉnh.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, phong trào phụ nữ nói chung và đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo quản lý của Tỉnh nói riêng đã phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, đoàn kết, đổi mới trong lao động, công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước, làm đẹp thêm những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, phụ nữ Thái Nguyên cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh và những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Một bộ phận nữ không có việc làm, thu nhập thấp, lao động trong những điều kiện sản xuất nặng nhọc, độc hại, sức khoẻ giảm sút, đời sống tinh thần còn nghèo nàn. Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức, còn là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng như nghiện ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, bị buôn bán ra nước ngoài. Phụ nữ ở miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn học vấn còn thấp, hiện tượng tái mù chữ vẫn còn… Những khó khăn trên đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phong trào phụ nữ nói chung và đến đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh nói riêng.
Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ nữ, trong những năm qua các cấp uỷ Đảng và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong công tác cán bộ, bước đầu có những chính sách chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ, tạo điều kiện để cho cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Trên cương vị công tác của mình, phụ nữ đã phát huy vai trò, vị trí trên mọi lĩnh vực hoạt động. Mặc dù trong cuộc sống, trong công tác còn
gặp nhiều khó khăn nhưng chị em đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, những thành kiến xã hội đối với phụ nữ, thu xếp công việc gia đình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bản thân cán bộ nữ tham gia các chức vụ công tác đã luôn tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh và năng lực công tác chịu khó học tập, tận tụy với công việc, một số chị đã vươn lên mạnh mẽ và tự khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý của mình. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhiều nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nhanh chóng đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, tự học tập bồi dưỡng để nắm bắt cái mới, vận dụng có hiệu quả vào tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Các nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã thực sự là hạt nhân, là nòng cốt trong các phong trào lao động, sản xuất, học tập và công tác; đóng góp sức lực trí tuệ của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉn [Bảng 2.1,2.2].
Để xây dựng, quy hoạch đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trong những năm vừa qua, các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng quan tâm phát hiện, tạo điều kiện cho cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo ở trung ương và địa phương.
Số lượng cán bộ nữ được cử đi học tập, bồi dưỡng trong các năm từ 2000 đến 2005:
Về đào tạo lý luận chính trị: đã cử 524 cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo Cao cấp lý luận, Cử nhân chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (trong đó có 83 nữ, chiếm 15,83%). Tỉnh cũng đã phối hợp với Học viện Khu vực I mở 3 lớp chính trị (01 lớp cử nhân, 02 lớp cao cấp) tại Trường Chính trị tỉnh. Đào tạo trình độ trung cấp lý luận cho 4.100 cán bộ, trong đó có 19,9% học viên nữ [44, tr.112].
Về quản lý Nhà nước: tại Trường Chính trị tỉnh, Tỉnh đã mở lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho 1.042 cán bộ ngạch chuyên viên và chuyên viên chính, trong đó có 256 nữ (chiếm 25%); tỷ lệ nữ công chức được bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ đạt trên 25%[44, tr.85] .
Ngoài các lớp trên, hàng năm nhiều lượt cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình của các ngành, các cấp. Nhiều chị em đã vượt qua khó khăn, thu xếp công việc cơ quan và gia đình để hoàn thành các lớp đại học, trung học tại chức các ngành: luật, báo chí, kinh tế, văn thư - lưu trữ, quản lý kinh doanh, ngoại ngữ, tài chính… Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, luật pháp, kỹ năng lãnh đạo, các vấn đề về giới, công nghệ thông tin… giúp chị em cập nhật kiến thức, tiếp cận những vấn đề khoa học- công nghệ, thời sự mới mẻ và hiện đại. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã làm tốt vai trò là trường đào tạo cán bộ nữ cho Đảng, mỗi năm Hội giới thiệu cho Đảng từ 100 đến 500 phụ nữ ưu tú để kết nạp, chiếm hơn 30% số đảng viên mới kết nạp hàng năm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 4000 phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý từ tổ sản xuất trở lên, trong đó trên 2000 là cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở.
Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh là một trong những ngành rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Ngành Giáo dục – Đào tạo đã cử nhiều cán bộ nữ đi học chương trình cử nhân, trung cấp chính trị, quản lý nhà nước, đại học mầm