Năng lực tư duy lý luận với cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 33)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Năng lực tư duy lý luận với cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ

Hoạt động lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ có đối tượng là những con người cụ thể, có tri thức, có năng lực, có ý chí và mục đích riêng. Do đó, cán bộ nữ vừa phải có năng lực vừa phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ. Để làm được điều đó, vai trò của tư duy lý luận là không thể phủ nhận.

Trong quá trình hoạt động của mình, họ cũng phải biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới cũng như tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ có giá trị định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ. Nội dung của năng lực ấy biểu hiện qua năng lực phản ánh những vấn đề bản

chất, tìm ra mâu thuẫn, phát hiện những cái mới. Đó là khả năng sáng tạo trong sử dụng các khái niệm, phạm trù để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đem lại những tri thức mang tính chính xác, sâu sắc, hệ thống, phù hợp với tính quy định vốn có của hiện thực khách quan.

Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ở khả năng tư duy khoa học trong sử dụng các hình thức và phương pháp tư duy để hình thành tri thức mới làm cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh ở địa phương. Mang

Năng lực tư duy lý luận là vũ khí sắc bén nhất trong hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ nữ . Tổng hợp những biểu hiện ấy, có thể diễn đạt năng lực tư duy lý luận người cán bộ nữ biểu hiện ở những vấn đề sau:

Một là, năng lực thu nhận tri thức. Đó là khả năng tiếp thu tri thức lý luận để hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho hoạt động lãnh đạo cũng như những kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động đó.

Hai là, năng lực tìm ra mối quan hệ và khái quát hóa tri thức. Đó là khả

năng nhận biết những điểm tương đồng, dị biệt để từ đó liên kết các loại tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn khác nhau thành một tổng thể ở mức độ khái quát cao, bao quát nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn.

Ba là, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Điều này thể hiện khả

năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ giữa lý luận với thực tiễn vận dụng cái chung một cách đúng đắn cho từng tình huống cụ thể.

Bốn là, năng lực phát triển tri thức. Đó là khả năng phát triển những tri

thức cho phù hợp hơn nữa với sự phát triển của thực tiễn

Đội ngũ cán bộ nữ cũng như đội ngũ cán bộ nói chung của hệ thống chính trị phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh miền núi như Thái Nguyên, cần phải am hiểu phong tục tập quán các dân tộc, các tôn giáo thuộc địa bàn mình phụ trách. Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được thực hiện gắn liền với việc tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đồng thời cũng cần lấy kết quả và tinh thần học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)