Các giải pháp chung 1 Cơ chế phát tín hiệu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 51)

Chương III Giải pháp xử lí thông tin bất cân xứng

3.2.1 Các giải pháp chung 1 Cơ chế phát tín hiệu

3.2.1.1 Cơ chế phát tín hiệu

Đối với thị trường tài chính, để giao dịch được thực hiện hiệu quả thì người đi vay phải được vay vốn với lãi suất thấp, người cho vay phải chắc chắn về khả năng thu hồi được nợ, nói cách khác là người cho vay và đi vay đều phải đều phải năm rõ quyền lợi và trách nhiệm riêng của mình. Thông thường, người đi vay là người năm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ cũng thường được lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu không có được một lượng thông tin tương đối đầy đủ về khách hàng của mình. Điều đó có nghĩa rằng người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. “Tín hiệu” của người đi vay ở đây chính là uy tín, quy mô, danh tiếng của Công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo,… Ngược lại, Ngân hàng cũng phải phát tín hiệu như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay,… để người đi vay thực hiện trách nhiệm của mình đúng như trong hợp đồng vay.

3.2.1.2 Cơ chế sàng lọc

Để hạn chế các lựa chọn sai lệch, các Ngân hàng (người thường có ít thông tin hơn) sẽ phải áp dụng các hạn mức tín dụng khác nhau như một cơ chế sàng lọc (screening) đối với mỗi đối tượng vay nhằm lựa chọn dự án tốt và khách hàng tốt.

Các tiêu chí dùng để sàng lọc gồm: mức độ tín nhiệm của khách hàng (thể hiện qua thương hiệu, mối quan hệ lâu dài, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng hiểu biết và thực hiện dự án,…); năng lực tài chính (thể hiện qua kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,…); giá trị tài sản hiện có (chủ yếu là các tài sản hữu hình có thể đánh giá

và kiếm soát được). Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng.

Đối với việc sàng lọc thì thẩm định tính khả thi của dự án cũng là một yếu tố rất quan trọng nhưng trên thực tế không phải là yếu tố quyết định. Vì dù dù có sử dụng các công cụ thẩm định dự án tinh vi và phức tạp thế nào đi nữa thì cũng không thể loại bỏ được những yếu tố rất chủ quan trong quá trình thẩm định. Việc đánh giá khách hàng là việc quan trọng nhất vì đơn giản khách hàng có tư cách và năng lực tốt sẽ tự biết cách cân nhắc thực hiện những dự án có tính khả thi cao cũng như tuân thủ hợp đồng xin vay. Ngược lại, với những khách hàng yếu kém về tư cách cũng như năng lực sẽ rất khó để đảm bảo tính khả thi của dự án và việc thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 51)