Những mặt được

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 46)

Chương II Thực trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

2.3.1 Những mặt được

Thực tế hoạt độngt hông tín tín dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây (điển hình là 2009 – 2010) đã có những thay đổi ấn tượng được WB và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Về chất lượng thông tin: Các dữ liệu thông tin tín dụng về khách hàng và các thay đổi về dư nợ được cập nhật trực tiếp từ các tổ chức tín dụng và thường được thực hiện ngay trong ngày làm việc, do đó thông tin do CIC luôn đảm bảo chất lượng thông tin và tính kịp thời.

Về sự đa dạng trong sản phẩm: CIC đang cũng cấp gần 30 sản phẩm thông tin tín dụng được phân loại theo bốn nhóm: Báo cáo thông tin tín dụng trong nước; Báo cáo thông tin tín dụng doanh nghiệp nước ngoài; Báo cáo xếp hạng tín dụng và Báo cáo thông tin cảnh báo tín dụng. Hiện nay, mỗi ngày CIC cung cấp khoảng 5000 đến 6000 bản báo cáo thông tin tín dụng cho các đối tượng, đáp ứng như thông tin ngày càng đa dạng và khắt khe của người sử dụng. Sắp tới, CIC tiếp tục tập trung nghiên cứu hoàn thiện hệ thông chỉ tiêu thu thập thông tin, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho không chỉ đối tượng cán bộ tín dụng, mà mở rộng cho nhiều đối tượng trong hệ thống tổ chức tín dụng như: sản phẩm phục vụ yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng; yêu cầu kiểm soát nội bộ; phục vụ cho các đối tượng quản

trị ngân hàng,… đáp ứng các nhu cầu trung thực, kịp thời, đầy đủ về khách hàng vay.

Trong những năm qua các ngân hàng đều có lợi nhuận khá nhờ doanh thu tăng mạnh và chênh lệch lãi suất cho vay/vay lớn. Tiềm năng thu hút tín dụng trong nước của các ngân hàng là rất lớn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 46)