Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 39)

Chương II Thực trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

2.2.2Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, mặc dù hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam đã nỗ lực tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đây là một lĩnh vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế.

Vào đầu tháng 11/2011, trong một công bố mới nhất của mình, S&P – một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập của Mỹ - đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ nhóm 9 lên nhóm 10 (nhóm cuối cùng trên thang đánh giá của S&P), tức hệ thống ngân hàng Việt Nam nằm trong “mức độ rủi ro rất cao”. Kết quả này xuất phát từ việc Việt Nam có nguy cơ cao trong mất cân bằng kinh tế, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng nhanh trong vài năm qua. Như vậy, hệ thống ngân hàng việt Nam đã chính thức nằm trong nhóm những quốc gia có độ rủi ro rất cao cùng Hy Lạp và Belarus.

Có lẽ hình ảnh nổi bật nhất của các ngân hàng Việt Nam hiện giờ không phải là con số lãi từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng đối với một số ngân hàng, mà là hiện tượng ngân hàng tuy lãi lớn nhưng nợ xấu tiềm ẩn trong hệ thống cũng lớn không kém. Con số nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức là 75.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,75 tỷ USD), chiếm khoảng 3% trong tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Tài chính quốc gia và cũng là một thành viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ, nếu hạch toán đầy đủ thì con số nợ xấu của các ngân hàng phải lên đến khoảng 100.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD). Trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm tới 47% và nếu thanh tra toàn diện và hạch toán đúng thì còn một tỷ lệ rất lớn nợ nhóm 5 còn ẩn trong nợ nhóm 4.

BIểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng lớn năm 2010 và 2011

Đơn vị: %

Nguồn số liệu: http://taichinh.vnexpress.net

Tỉ lệ nợ xấu cũng như nợ nhóm 2 của các ngân hàng thương mại tăng qua các năm theo thống kê của năm 2010 và 2011. Theo số liệu của 8 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 thì chỉ có VCB có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ còn lại đều có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Riêng Habubank tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2.39% năm 2010 lên 4.69% năm 2011. Nợ nhóm 2 của các ngân hàng đều có sự tăng nhanh về cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ tương đối. các ngân hàng có tỷ lệ tăng nhanh nhất là HBB từ 9.86% năm 2010 lên 14.34%, VCB tăng từ 5.27% lên 8%, MBB tăng từ 0.6% lên 1.76%,…

Đầu năm 2012 này, khá nhiều ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh năm 2011 với mức lỗ khá cao. Cụ thể, theo báo cáo kinh doanh quý 3/2011 của ngân hàng Tiên Phong (Tienphong bank), ngân hàng này lỗ hơn 50.6 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần; hoạt động dịch vũ lỗ hơn 70 tỷ đồng tức lỗ thêm 40 tỷ đồng so với quý 2/2011. Tương tự, ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) cũng lỗ hơn 41 tỷ đồng trong quý 4/2011. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch hột đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, tính đến hết năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng khoảng 6% tổng dư nợ so với tỉ lệ 6.7% hồi giữa năm. Trong khi đó, tính đến hết tháng 10/2011, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng khoảng 3.39%. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng dự tính đến cuối năm 2011 có thể tăng lên 3.8% – 3.9%. Trong những thông tin trước đây, nợ xấu của Agribank được chú ý bởi chủ yếu bị đọng lại trong các khoản vay bất động sản. Đây cũng là trọng tâm mà Agribank xử lý trong 6 tháng cuối năm 2011. Còn ở lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp và nông thôn, nợ xấu chiểm 1.5% tổng dư nợ.

Theo nghị định số 18/2007/QD-NHNN có hiệu lực từ ngày 25/04/2007, nợ ngân hàng được chia năm nhóm trong đó nhóm 1 là nợ tiêu chuẩn, từ nhóm 3, 4 và 5 là nợ dưới tiêu chuẩn cho đến có khả năng mất vốn. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của VP Banks từ năm 2008 đến năm 2010 có dấu hiệu tăng lên. Trong báo cáo thường niên, năm 2009 nợ xấu của VP Bank là 2.53% tổng dư nợ và giảm đi so với con số 3.67% của năm 2008, nhưng sau đó tỷ lệ này lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn và đến năm 2010 con đã lên tới 4.82% tổng dư nợ của VP Bank. Xét riêng từng quý trong năm 2011 tỉ lệ nợ xấu cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ nợ xấu đạt 6.82% tổng dư nợ trong quý 3, nhiều hơn so với 2 quý đầu lần lượt là 5.27% và 6.39%, vượt quá mức 5% tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng. Tỉ lệ nợ nhóm 5 cũng tăng từ 2% đến 5%, chủ yếu là khách hàng từ nợ nhóm 4 chuyển sang. Bên cạnh suy thoái kinh tế, nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự thiếu kiểm soát khoản vay. Ngân hàng đã không lựa chọn được những khách hàng thật sự tiềm

năng cũng như không quản lý được quá trình sử dụng vốn vay. Ngân hàng thường chỉ phát giác được vụ việc sau khi nó đã xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tính đến hết tháng 8/2011, tổng dư nợ toàn ngành, kể cả quy đổi ngoại tệ, ước đạt trên 2.3 triệu tỷ đồng, tăng trên 34 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 1.45% so với tháng trước và tăng 9.58% so với 31/12/2010.

Điểm đáng mừng trong bức tranh nợ toàn ngành của tháng 8/2011 chính là nợ nhóm 1 tăng gần 40 nghìn tỷ đồng mặc dù ở tháng 7/2011, tỷ lệ nợ này giảm. Lý do nợ nhóm 1 của tháng 8 tăng là do tỷ lệ nợ nhóm 2 tổng dư nợ của tháng này kéo xuống mức 5.89% sau khi giảm được 0.44% so với tháng trước.

Và mặc dù biểu đồ nợ nhóm 1 và 2 diễn biến ngược chiều theo hướng tích cực (nợ nhóm 1 tăng, nợ nhóm 2 giảm), nhất là khi cơ cấu 2 nhóm nợ này chiếm tới 96.78% tổng dư nợ nhưng không vì thế mà mối lo nợ xấu lại nhẹ đi.

Đầu tiên, tính đến hết tháng 8, nợ xấu toàn ngành ở mức trên 76 nghìn tỷ đồng và nếu xét về tốc độ tăng thì nợ xấu của tháng 8 vẫn tăng 0.07% so với tháng 7/2011. Điều đáng lo là từ đầu năm đến nay, nợ xấu liên tục tăng, nếu so với thời điểm tháng 8/2010 thì nợ xấu đã tăng từ mức 2.53% lên 3.21%.

Trong tổng số nợ xấu trên 76 nghìn tỷ đồng nói trên thì cơ cấu nợ nhóm 3 chiếm 30.18%, nhóm 4 chiếm 20.53% và nhóm 5 chiếm trên 49%. Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì nợ nhóm 5 là “nợ có khả năng mất vốn”.

Điều đó đồng nghĩa, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.2 nghìn tỷ đồng. Mặc dù nếu so sánh với tổng dư nợ toàn hệ thống thì nợ nhóm 3 chiếm 0.97%, nhóm 4 chiếm 0.66%, nhóm 5 chiếm 1.58% và nợ xấu vẫn ở mức an toàn.

Tuy nhiên, đáng lo là tỷ trọng nợ nhóm 5 lên tới 1.58% và chiếm một nửa số nợ không đủ tiêu chuẩn. Và nếu các tổ chức tín dụng không có kế hoạch đốc thúc thu hồi nợ thì con số mất trắng trên 37 nghìn tỷ đồng là nguy cơ nhãn tiền.

Điều đáng lưu ý là trong số 114 tổ chức tín dụng hiện nay, mặc dù số lượng tổ chức tín dụng có nợ xấu đã giảm mạnh so với tháng trước, nhưng vẫn có tới 39 đơn vị có tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn tăng mạnh.

Một nguyên nhân đưa đến vấn đề gia tăng nợ xấu và thiệt hại cho ngân hàng chính là sự bất cân xứng thông tin thông qua biểu hiện rủi ro đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng. Chẳng hạn, trong hồ sơ vay vốn, mục đích vay thường là dành cho sản xuất, dự án, phương án kinh doanh khả thi,… Nhưng thực tế, sau khi ký kết hợp đồng vay, khách hàng nhận vốn và đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất như thị trường tài chính hay bất động sản (những thị trường có độ rủi ro cao), trong khi đó cán bộ tín dụng chỉ thỉnh thoảng mới kiểm tra dự án, phương án sản xuất nên việc xác định việc xác định vốn có được sử dụng đúng mục đích hay không càng trở nên khó khăn đưa đến hệ quả là tỉ lệ nợ xấu tăng cao.

Có quá nhiều các rủi ro mà các NHTM đang phải đối mặt như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, tác nghiệp,… nhưng nổi bật trong năm 2011 vừa qua cần phải kể đến rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ rủi ro tín dụng ngày càng cao một phần do sự gia tăng của hiện tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô mà biểu hiện là lựa chọn sai lệch.

Trái với quan điểm thông thường cho rằng khi lãi suất cho vay cao sẽ giúp loại bỏ những dự án tồi có suất sinh lợi kém, đồng thời chọn lọc những dự án tốt có mức sinh lợi cao. Tuy vậy, trong điều kiện của Việt Nam, khi lãi suất cho vay quá cao thì chính những con nợ rủi ro mới là đối tượng sẵn sàng tiếp cận vốn vay chứ không phải là con nợ an toàn. Nghĩa là, do ngân hàng không có thông tin đáng tin cậy về người đi vay và không thể phân biệt được con nợ tốt và con nợ xấu nên khi lãi suất quá cao đã đặt ngân hàng vào thế lựa chọn sai lệch. Như vậy nếu nhìn từ góc độ này, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khống chế trần lãi suất cho vay không chỉ gây bất lợi cho người đi vay như một số phân tích mà ngay cả ngân hàng cũng sẽ vấp phải những rủi ro.

So với thông lệ quốc tế, nợ được coi là vẫn an toàn khi nằm ngưỡng không quá 5% tổng dư nợ xấu, thế nhưng nợ của các ngân hàng hiện nay lại tiềm ẩn đầy rủi ro. Tại hội nghị ngành Ngân hàng cuối tuần trước, ông Trần Minh Tuấn - Phó thống đốc NHNN - thừa nhận con số nợ xấu hiện nay phản ánh chưa đúng thực chất rủi ro tín dụng của các ngân hàng do tiêu chuẩn phân loại nợ hiện nay còn bất cập và các tổ chức tín dụng thường không phân loại đúng theo quy định.

Cụ thể, kể từ năm 2008, NHNN yêu cầu tất cả các NHTM phải phân loại và trích lập dự phòng theo chuẩn mới. Theo đó, ngân hàng phải phân loại nợ của DN theo hơn 50 tiêu chí, phản ánh đầy đủ và toàn diện về thời gian, khả năng trả nợ. Nếu áp dụng quy định này, nợ xấu của ngân hàng chắc chắn sẽ tăng lên gấp vài ba lần, kéo theo khoản trích lập dự phòng rủi ro không nhỏ. Đó là lý do, dù NHNN đã ra lệnh từ 2008, nhưng tới nay mới chỉ có BIDV, Vietcombank, Techcombank thực hiện, số còn lại vẫn dùng chuẩn cũ mà thế giới đã bỏ hàng chục năm nay.

Việc áp chuẩn cũ khiến nợ xấu bề ngoài nhìn thì đẹp nhưng bên trong rất nhiều hạn chế. Nếu chỉ căn cứ vào thời hạn trả nợ thì đến hạn khách hàng vay nóng, xoay xở chỗ này, chỗ kia để trả, một khi hết cửa xoay sẽ dẫn tới mất khả năng trả, ngân hàng trắng vốn. Việc này dẫn tới tình trạng nhiều ngân hàng còn tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng vay thêm tiền để đáo hạn, tránh nợ xấu tăng. Nói thêm về việc tại sao các ngân hàng cứ chây ì từ năm này qua năm khác không chịu phân nợ theo chuẩn mới, một lý do đơn giản là khi áp dụng chuẩn mới chắc chắn nợ xấu phải tăng lên ít nhất 2 đến 3 lần so với con số công bố. Khi đó số tiền trích lập dự phòng rủi ro lẽ ra 1.000 tỉ, phải tăng lên 2.000 đến 3.000 tỉ đồng, lợi nhuận sẽ giảm mạnh, thậm chí âm.

Kể từ 2008 đến nay, quy định đã có nhưng trong cả trăm tổ chức tín dụng chỉ có 3 NH thực hiện. Lạ lùng hơn, dù biết rất rõ nhưng cơ quan quản lý cũng không nhắc nhở hay có chế tài bất cứ NH nào. Sự thờ ơ này khiến một số NH mải mê làm đẹp nợ xấu, dẫn tới mất thanh khoản, phải hợp nhất, sáp nhập.

Tới đây, theo ông Trần Minh Tuấn, nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục gia tăng do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh giảm sút. Ngoài ra, một số ngân hàng có chất lượng công tác thẩm định chưa cao, tài sản thế chấp không đảm bảo tính pháp lý, giá trị phát mại chuyển nhượng thấp, đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng suy giảm.

Với những vấn đề như nêu trên, việc xử lý lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nan giải.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn phải đối mặt với khó khăn do rủi ro đạo đức gây ra. Để có thể kiểm tra giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm soát được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong quá trình sử dụng vốn vay của bên vay. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho các ngân hàng ở Việt Nam vì việc kiểm soát dòng tiền của bên vay sử dụng vốn vay đúng mục đích không phải đơn giản bởi khác với các nền kinh tế phát triển, đối với Việt Nam, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở mức cao. Mặt khác, trong khí hệ thống thông tin nội bộ trong ngân hàng chưa được thông suốt, mà các doanh nghiệp được mở tài khoản ở rất nhiều ngân hàng khác nhau và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hết sức đa dạng, rất khó để phân biệt nên việc “qua mặt” các ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích hay trường hợp một dự án, hợp đồng vay ở nhiều ngân hàng với cùng một tài sản thế chấp là rất dễ xảy ra.

Nói chung, khi thẩm định khả năng góp vốn tự có của khách hàng trong việc thực hiện dự án, ngân hàng chỉ yếu dựa vào sự trung thực từ phái khách hàng, rất khó khẳng định là khách hàng có thực sự bỏ vốn vào thực hiện dự án hay toàn bộ đều là vốn vay.

Một phương thức mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để “qua mặt” các tổ chức tín dụng là sử dụng biện pháp nâng giá trong các hợp đồng. Giả sử dự án đầu

tư chỉ cần 7 tỷ đồng là có thể hoàn thành nhưng bên vay lập dự án tăng lên thành 10 tỷ đồng. Bằng một vài biện pháp chuyển tiền vòng vèo qua lại theo một vài hợp đồng là bên vay có thể chứng minh với ngân hàng đã bỏ ra trước 3 tỷ đồng để đầu tư dự án mà trên thực tế là chưa bỏ ra một đồng nào cả. Sự không minh bạch và khó xác định tính xác thực. hợp lý, hợp lệ cũng như giá trị các loại tài sản đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 39)