Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 53)

Chương III Giải pháp xử lí thông tin bất cân xứng

3.2.2.2 Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng

Hầu như không có một ngân hàng nào có đủ khả năng tự mình xử lí vấn đề thông tin bất cân xứng mà cần phải có một hệ thống thông tin đánh giá xếp loại khách hàng và hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án.

Một hệ thống đầy đủ thông tin về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng. Hệ thống thông tin tín dụng đóng vai trò như là người trung giản trong quá trình đánh giá mức độ “an toàn” của khách hàng, là cơ sở cho việc cấp tín dụng của các ngân hàng.

CIC đã cung cấp một số sản phẩm hiện hành riêng dành cho các tổ chức tín dụng muốn thẩm định về khách hàng của mình:

- S50: Báo cáo xếp hạng doanh nghiệp

Đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tín pháp lý, tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mạng lưới chi nhánh, ban lãnh đạo. quá trình vay trong 3 năm liên tiếp, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán lãi vay, sự xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp và đưa ra chỉ số tín dụng xếp hạng doanh nghiệp

Có thể nói S50 là một sản phẩm vô cùng quan trọng đối với các tổ chức tín dụng – là cơ sở để lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín dụng hợp lý, giảm thiểu nợ xấu, giảm rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giúp các ngân hàng có thống tin cần thiết để phân loại khách hàng, trên cơ sở đó định hướng đầu tư tín dụng, phong fngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

- S52: Hỗ trợ xếp hạng tín dụng trực tuyến

- S53: Báo cáo về doanh nghiệp chưa có thông tin tín dụng, chưa có báo cáo tài chính

Cung cấp thông tin pháp lý doanh nghiệp, tình hình hoạt động doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp

- S54: Thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp E-Book - S60: Chấm điểm tín dụng thể nhân trực tuyến

Hay một số sản phẩm trong tương lai như:

- S51: Báo cáo xếp hạng tổng công ty tập đoàn

- R15: Báo cáo quan hệ tín dụng của các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn, tổng công ty

- S62: Báo cáo chấm điểm tín dụng lãnh đạo doanh nghiệp

Bên cạnh những sản phẩm báo cáo tài chính, CIC cũng có nhóm sản phẩm đưa ra cảnh báo về những khách hàng có nợ xấu, quan hệ nhiều TCTD hay khách hàng bỏ trốn. - S30, S32, S32: Cảnh báo khách hàng có nợ nhóm 3, 4 và 5 - S33: Cảnh báo khách hàng CN TCTD - S34: Cảnh báo nhóm KH PN - S35: Cảnh báo nhóm KH - S36: Cảnh báo KH nợ xấu - S37: Cảnh báo KH tức thời

Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy các tổ chức xếp hạng này cần củng cố và cải thiện những điều kiện sau:

Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quản chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi lĩnh vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ, cần phải được sử dụng trước đó ít là một năm và nên là ba năm.

Tính độc lập: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phỉa độc lập và không phải chịu sức ép về kinh tế và chính trị có thể ảnh hưuởng đến kết quả đánh giá. Quy trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu của cổ đông công ty gây ra càng tốt.

Khả năng tiếp cận quốc tế và có tính minh bạch: Các kết quả đánh gia cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoải ra, phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải đuợc công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ WB hay ADB đều công khai trên web rõ ràng phương pháp luận cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được việc che đậy thông tin từ phái khách hàngđặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá.

Về việc cung cấp thông tin: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứngvới mỗi nhóm xếp hạng; xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá.

Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lí và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, nghĩa là bản than các ngân hàng cũng nên có các chuyên gia thẩm định nhằm áp dụng cho các dự án có quy mô lớn.

Tính tin cậy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quả đánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức

độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quả đánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng về độ tin cậy của các kết quả đánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thê rhiện ở việc các tổ chức nay sử dụng các quy trình nộ bọ nhằm tránh không cho các thông tin mật bị sử dụng sai mục đích.

Với những lợi thế của mình, Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một tổ chức có khả năng đáp ứng các điều kiện này. Khả năng trong thời gian tới, CIC sẽ là một cơ quan cung cấp thông tin và xếp hạng tín dụng khách hàng đáng tin cậy làm nền tảng cho một hạ tầng thông tin tốt phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng ở Việt Nam.

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống thông tin đánh giá chung, các ngân hàng cũng nên tự xây dựng cho mình cơ chế riêng trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng của mình đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài. Trên cơ sở nắm đầy đủ thông tin thông tin về các khách hàng từ nhiều phía, các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro do lựa chọn sai lệch nảy sinh từ vấn đề thông tin bất cân xứng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 53)