5. Cấu trúc của luận văn
2.8.3 Chuyển giao công trình và kết thúc Hợp đồng Dự án
Việc chuyển giao công trình được thực hiện hết thời hạn kinh doanh công trình dự án như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chuyển giao này được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Đó là chuyển giao công trình cho Nhà nước mà không có bồi hoàn, việc chuyển giao phải kèm theo các tài liệu có liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình; tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh từ dự án,… Ngoài việc chuyển giao tài sản, doanh nghiệp còn phải chuyển giao công nghệ và đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ bảo dưỡng, đại tu định kì để đảm bảo điều kiện khai thác vận hành công trình bình thường phù hợp với yêu cầu của hợp đồng dự án.
Nhìn chung các quy định về thủ tục và điều khoản bàn giao công trình dự án tại Quy chế hiện hành đã tạo ra một cơ chế pháp lý minh bạch, rõ ràng cho nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự ổn định so với các văn bản quy phạm pháp luật cũ. Các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng diễn ra trong khoảng thời gian dài với nhiều công việc phức tạp, việc thực hiện đúng hợp đồng phụ thuộc rất lớn vào nhà đầu tư. Do đó, áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng một khoản tiền là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa vi phạm hợp đồng từ phía nhà đầu tư trong trường hợp cần thiết và phù hợp với thực tiễn mà Nhà nước đã làm. Bàn về vấn đề này, trong quá trình xây dựng Quy chế mới có nhiều ý kiến cho rằng nên yêu cầu nhà đầu tư nộp khoản tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với mức tối đa 3% tổng vốn đầu tư của dự án. Theo ý kiến của người viết, đề nghị này hoàn toàn không hợp lí vì quy định như vậy có thể làm cho nhà đầu tư gặp phần nào khó khăn. Bởi như vậy sẽ làm cho nhà đầu tư bị đọng vốn thực hiện dự án, nhất là dự án có tổng số vốn đầu tư lớn. Quy định này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tiến độ công trình. Theo đó, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo hợp đồng dự án dưới hình thức bảo lãnh của Ngân hàng và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005. Số tiền này phải đạt tỉ lệ tối thiểu theo quy định của Điều 23 Nghị định 108/2009/NĐ- CP của Chính Phủ (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Cụ thể:
“Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án
1. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án không được thấp hơn 2% tổng vốn đầu tư.