5. Cấu trúc của luận văn
2.8.1 Triển khai xây dựng công trình
Trong giai đoạn này, công việc đầu tiên mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện là đăng kí kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng thời thành lập và tổ chức quản lý Doanh nghiệp dự án với quy định cụ thể sau:
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước, sau khi thực hiện thủ tục thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư sẽ đi đăng kí kinh doanh để thành lập Doanh nghiệp Dự án hoặc bổ sung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế). Lúc này nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định thuộc Luật Doanh nghiệp năm 2005 về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Doanh nghiệp Dự án.
Nhiều người cho rằng quy định này tạo ra sự khác biệt giữa các nhà đầu tư với nhau vì trường hợp dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước, nhà đầu tư phải trải qua hai thủ tục: Vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư, vừa phải đăng kí kinh doanh hoặc bổ sung đăng kí kinh doanh. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ trải qua một thủ tục là cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Theo người viết thì ý kiến trên chưa thỏa đáng và không phù hợp với tinh thần Luật Đầu tư năm 2005 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2005. Quy chế mới thể hiện tính nhất quán, đồng bộ với những quy định thuộc hai văn bản này. Đồng thời phù hợp với chủ trương cái cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai nhanh chóng dự án mà không gây ra sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư vì pháp luật về đầu tư cũng đã quy định:
“Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng kí đầu tư hoặc thẩm
tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”23
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là một trong những khó khăn thường xảy ra nhất trong các dự án đầu tư nói chung và dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nói riêng. Theo Quy chế đầu tư trong nước thì đây là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong việc tổ chức đền bù, giải tỏa mặt bằng diện tích đất được giao hoặc được thuê để thực hiện dự án. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc quy định này đối với Bộ quản lý ngành là không khả thi vì hầu hết đều do các Công ty BOT làm nên đã gây ra nhiều khó khăn, chậm trể cho nhà đầu tư khi cần mặt bằng sản xuất. Vì vậy, pháp luật nên có những quy định cụ thể hơn nữa để thúc đẩy tiến trình thực hiện công trình này, đáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp dự án sẽ chủ trì phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng theo phương án nêu trong dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Để thi công công trình, pháp luật xây dựng quy định Doanh nghiệp Dự án phải lập thiết kế kĩ thuật và gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra mà không cần thông qua thủ tục thẩm định, phê duyệt như hai Quy chế cũ. Cụ thể là: Theo quy chế đầu tư trong nước thì đây là trách nhiệm của cơ quan ký kết hợp đồng dự án, trừ trường hợp từ chối thì phải nêu rõ chi tiết cần thay đổi, bổ sung. Trên thực tế, do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng thay đổi quá lớn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thay đổi phương án thiết kế, bổ sung nhiều hạng mục công trình,... cho nên thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán của dự án bị điều chỉnh không chỉ một lần so với phê duyệt lần đầu. Có những dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định điều chỉnh đầu tư, ban nghiệm thu cũng đã thống nhất nghiệm thu, xác nhận những bổ sung phát sinh nhưng tổng dự toán công trình chưa được điều chỉnh cho phù hợp nên chưa đủ cơ sở để lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình. Vì theo quy định thì những bổ sung đó phải được đưa vào phụ lục điều chỉnh Hợp đồng BOT. Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thi hành. Khắc phục tình trạng này và để phù hợp hơn với quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ- CP của Chính Phủ ngày 07 tháng 02 năm 2005 Về quản lý đầu tư xây dựng công trình, khi cho phép chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kĩ thuật hoặc được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra. Và chi phí cho hoạt động này tính vào tổng dự toán công trình. Quy định này đã tạo
ra cho nhà đầu tư sự chủ động nhất định đồng thời cũng đảm bảo tính ổn định với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt không bị thay đổi, bổ sung nhiều lần.