Tiềm năng, lợi thế của tỉnh có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 60)

hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Hà Tĩnh có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi hội tụ các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây. Mạng lưới đường bộ, đường biển và đường sắt thuận lợi cho giao thông đối nội và đối ngoại; chạy dọc theo lãnh thổ có quốc lộ 1A, quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam, đường ven biển; theo hướng Đông Tây nối Hà Tĩnh với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan có quốc lộ 8A qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quốc lộ 12 qua cửa khẩu Chalo; có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là cửa ngõ thông ra biển Đông thuận lợi và ngắn nhất cho khu vực, cũng như cho Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanmar...

Về tiềm năng về khoáng sản và mặt biển

Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: Titan, quặng sắt, mangan, thiếc, đá granit, nước khoáng nóng...; đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng trên 540 triệu tấn, chiếm hơn 60% trữ lượng sắt cả nước, đang được đầu tư để khai thác. Đây là những tiềm năng để phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ khác.

Bờ biển dài 137 km với 18.000km2

mặt biển và nhiều cửa sông, cửa biển gắn với đảo nhỏ là điều kiện để phát triển hệ thống cảng biển, hàng hải, du lịch và khai thác hải sản.

Về đặc điểm con người Hà Tĩnh

Người Hà Tĩnh có truyền thống cần cù, chịu khó, ham học và luôn say mê tìm tòi, sáng tạo là nhân tố quyết định nguồn lao động đầy tiềm năng. Lực lượng lao động chiếm 52,6% dân số toàn tỉnh, với nguồn lao động trẻ, khoẻ và đang được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp. Người Hà Tĩnh ở nước ngoài khá đông

(trên 23.000 người), hàng năm họ đã có những đóng góp không nhỏ trong xây dựng quê hương, đất nước và giúp người thân đi học tập, nghiên cứu, lao động ở nước ngoài; đồng thời cũng là lực lượng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh, kêu gọi, thu hút đầu tư, hợp tác kinh doanh….

Về môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư ở Hà Tĩnh ngày càng thuận lợi, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 4 năm (2007 - 2011) liên tiếp được cải thiện. Hiện nay Hà Tĩnh xếp vào tốp đầu (7/63 tỉnh, thành) của cả nước. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ tư toàn quốc. Tỉnh đã vận động được nhiều nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Tĩnh hiện có 02 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Chính phủ thành lập với những chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng và hấp dẫn. Phía Nam có Khu kinh tế Vũng Áng, diện tích 22.781ha; phía Tây là Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích 56.685ha và có 02 Khu công nghiệp: Hạ Vàng (huyện Can Lộc) và Gia Lách (huyện Nghi Xuân). Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có 15 Cụm công nghiệp tập trung với diện tích 455ha thuộc các huyện, thành phố, thị xã; đây là những lợi thế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước...

2.2. Kết quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 - đến nay

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 60)