Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 87)

ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh trong thời gian tới

Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg, ngày 27/11/2012, các cơ sở pháp lý và điều kiện thực tế của địa phương, để góp phần đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững, hoạt động đối ngoại thời gian tới cần tập trung một số giải pháp như sau:

3.2.2.1. Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của quá trình hội nhập đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng -, an ninh của đất nước và của tỉnh. Từ đó, tạo sự đồng thuận và nhất quán hành động trong toàn xã hội, coi việc thúc đẩy phát triển đối ngoại và kinh tế đối ngoại nhằm phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, doanh nghiệp và các nhà đầu tư về công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại; kinh nghiệm hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế; kiến thức về hội nhập, thị trường, đầu tư sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết…

Thực hiện tuyên truyền quảng bá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tiềm năng, cơ hội và môi trường đầu tư - kinh doanh; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh tới các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.

Giới thiệu về chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, du lịch và lao động; khả năng và nhu cầu hợp tác của các địa phương, các đơn vị và các doanh nghiệp của tỉnh cho các đối tác nước ngoài hiểu, vào tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân các doanh nghiệp của tỉnh về tình hình kinh tế quốc tế; tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thị trường của các nước, các tổ chức quốc tế.

Cung cấp thông tin về xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu công nghệ các tiến trình liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; kinh nghiệm tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế và khu vực cho các doanh nghiệp của tỉnh.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

Tập trung triển khai, thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, quy hoạch các vùng kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp, kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, dịch vụ và du lịch; tiếp tục quy hoạch thành phố Hà Tĩnh, các chuỗi đô thị, các trục ngang, dọc ven biển, Quốc lộ 1A...

Tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng trong đó ưu tiên xã hội hóa đầu tư theo các hình thức PPP, BTO, BOT, BT đối với các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, điện, nước, dịch vụ viễn thông, tài chính ngân hàng...; ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung và các địa bàn kinh tế trọng điểm khác. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mở rộng tuyến Quốc lộ 8A, nâng cấp, mở rộng Đường 12 tạo điều kiện cho các tỉnh của 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước nghiên cứu đầu tư hạ tầng để hình thành Cửa khẩu phụ ở Sơn Hồng nhằm mở rộng giao thương với Lào.

Tăng cường công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường; đầu tư một số mô hình lớn về sản xuất các mặt hàng chủ lực phục vụ xuất khẩu; các ngành nghề công nghệ cao, công nghệ mới có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu với thị trường toàn cầu.

Tiếp tục xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và đội ngũ doanh nhân am hiểu môi trường kinh doanh, pháp luật và thông lệ quốc tế; đào tạo nhân công có

trình độ tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tập trung xuất khẩu lao động vào các thị trường có mức thu nhập cao.

Đối với cán bộ làm công tác ngoại vụ và các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa phương, đơn vị, các bộ phận làm việc trực tiếp với người nước ngoài, ngoài trình độ chuyên môn cần phải có thêm một ngoại ngữ khác. Đồng thời các ngành chức năng của tỉnh tham mưu để UBND tỉnh đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho phép tỉnh được giảng dạy thí điểm trong các bậc học một số môn ngoại ngữ có xu hướng được sử dụng rộng rãi trên địa bàn trong thời gian tới như tiếng Trung, tiếng Lào, tiếng Thái...

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực tập trung vào việc đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực; việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực; đãi ngộ và thu hút nhân tài; phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ thông tin thị trường lao động.

Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, kinh tế đối ngoại và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi chuyên môn, hiểu biết sâu pháp luật quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đối với lực lượng lao động, tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hợp tác đầu tư với nước ngoài và xuất khẩu lao động. Tổ chức triển khai Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 một cách hiệu quả.

Mở rộng tăng cường hợp tác để phát triển nhân lực bao gồm phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức và tăng cường hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh điều tra đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành nghề xuất khẩu, chế biến xuất khẩu và đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế...

Làm việc với các tỉnh của Lào để giải quyết các khó khăn vướng mắc cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào.

3.2.2.4. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước:

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước. Trong đó, cải cách toàn diện về thể chế, tổ chức bộ máy; tiếp tục giữ vững và nâng cao các chỉ số, trong đó chú trọng đến chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số thể hiện sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với cơ quan công quyền (PAPI). Công khai minh bạch về thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc việc thực hiện; đồng thời duy trì kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính.

Để tạo môi trường thông thoáng nhằm thu hút lượng hành khách, hàng hoá, phương tiện qua lại trên tuyến Đường 8A và Đường 12; tiếp tục làm việc với các tỉnh của Lào triển khai thực hiện kết luận của Bộ Giao thông công chính Lào về việc giảm bớt, hoặc dỡ bỏ trạm cân, trạm kiểm soát và giảm các loại phí trên tuyến Đường 8, Đường 12 phía Lào, hoàn thành chậm nhất trong Quý I/2013.

Làm việc với chính quyền tỉnh Bôlykhămxay và Hải quan vùng III của Lào đề xuất Tổng cục Hải quan hai nước tiến tới thực hiện thủ tục “một lần dừng, một lần kiểm tra” tại Cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phào.

Làm việc với Chính phủ các nước đưa các tuyến Đường 8A, Đường 12 vào hệ thống Tiểu vùng sông Mê Công (GMS - CBTA) và hưởng quy chế như Quốc lộ 9; dỡ bỏ và không quy hoạch, xây dựng thêm các trạm kiểm soát trên các tuyến Quốc lộ 12 và Quốc lộ 8A để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam cũng như của Lào, Thái Lan...; các công việc này hoàn thành trong Quý II/2013.

Thực hiện tốt Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của các Hiệp định

và Nghị định hợp tác biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào nhằm giảm một số thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho phương tiện của các bên phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá được thuận lợi, nhanh chóng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính một cách toàn diện từ thể chế, tổ chức bộ máy đến cải cách thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2025; coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong qui trình quản lý, xử lý công việc từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp... góp phần giữ vững và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc và phong cách làm việc chuyên nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công khai tính minh bạch về thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền, nhằm tạo lòng tin đối với các nhà tài trợ thuộc các quốc gia có quan hệ hợp tác với Việt Nam, các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ đến Hà Tĩnh.

Tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả Chỉ thị 35/CT-TU, Kết luận 05/KL-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định 33/QĐ-UBND của UBND tỉnh về xiết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Lấy phiếu tín nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

3. 2.2.5. Nhóm giải pháp về thực hiện và ban hành cơ chế chính sách: Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách nhanh và đồng bộ trên các lĩnh vực để khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh, tham gia hội nhập, tìm kiếm thị trường, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đầu tư ra các tỉnh đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tác đầu tư vào Hà Tĩnh. Tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép

thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù đối với Khu Kinh tế Vũng Áng và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Rà soát, sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan quản lý, đơn vị liên quan đến công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Bổ sung, điều chỉnh cơ chế khuyến khích sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, các dịch vụ du lịch ra nước ngoài theo hướng ưu tiên sản xuất và chế biến lương thực, hàng nông sản, thực phẩm để xuất khẩu.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Hà Tĩnh nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ động tham gia hội nhập, tìm kiếm thị trường, sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài.

Xây dựng và ban hành cơ chế để doanh nghiệp tự bảo vệ mình và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp xử lý giúp doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình hợp tác đầu tư, kinh doanh với nước ngoài.

Xây dựng và ban hành qui chế quản lý người lao động nước ngoài tại Hà Tĩnh và người lao động của Hà Tĩnh đi lao động ở nước ngoài.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và tỉnh Bôlykhămxay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương liên quan hai nước tham mưu cho Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào ban hành Đề án thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bolykhamxay theo mô hình “Một khu vực, hai Quốc gia, một chính sách” và triển khai thực hiện.

3.2.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch

Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và các bộ, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ ngoại giao kinh tế; nghiên cứu các hiệp định, thỏa thuận quốc tế đã ký kết giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế để tranh thủ các chương trình hợp tác cho tỉnh; kêu gọi, vận động nguồn vốn ODA, NGO để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai.

Duy trì, mở rộng mối quan hệ với Đại sứ quán, Tham tán thương mại các nước tại Việt Nam và Đại sứ quán, Tham tán Thương mại của Việt Nam tại các nước. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Asean, đặc biệt là các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, các tỉnh của Lào và Đông Bắc Thái Lan; từng bước tìm hiều và thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, kết nghĩa với một số tỉnh, thành phố của các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác; liên kết, hợp tác với các khu kinh tế, khu công nghiệp trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm và đẩy mạnh hoạt động mời gọi đầu tư. Duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.

Tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cũng như việc tư vấn, thẩm tra năng lực, tư cách pháp nhân của các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức các cuộc làm việc của Lãnh đạo tỉnh và các đoàn công tác của tỉnh ra nước ngoài.

Tổ chức các cuộc làm việc với sứ quán các nước, các tổ chức tài chính như WB, ADB,... các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam. Định kỳ hàng năm lãnh đạo tỉnh trực tiếp làm việc với các tổ chức này đồng thời mời họ đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Thông qua các cuộc làm việc để quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh và vận động nguồn vốn ODA, NGO và thu hút nguồn vốn FDI.

Hàng năm tổ chức giao lưu, trao đổi thông tin với bà con kiều bào ở nước ngoài, người nước ngoài và doanh nhân nước ngoài đang làm việc sinh

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 87)